Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 34
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 34: Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, ngắn gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng diễn đạt trước tập thể.
3. Thái độ: HS có ý thức luyện nói lưu loát trong mọi tình huống khác nhau.
4. Hình thành năng lực: HS có năng lực kiểm nhớ, trình bày ý kiến trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài; soạn GA, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Để giúp các em trình bày một câu chuyện trước tập thể thật rõ ràng, mạch lạc, bài hôm nay các em sẽ luyện nói kể chuyện theo ngôi kể có kèm miêu tả và biểu cảm. | |
*Hoạt động 2: Hướng dẫn Ôn tập về ngôi kể (10’): Mục tiêu: HS kể được một câu chuyện đã học một cách rõ ràng, ngắn gọn, sinh động. ? Kể chuyện theo ngôi thứ nhất là kể NTN? Tác dụng của nó? - HS: Kể theo ngôi thứ nhất dễ dàng thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận, tình cảm của nhân vật kể. Kể theo ngôi thứ ba có thể kể được ở phạm vi rộng, linh hoạt hơn nhưng khó thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. ? Kể chuyện theo ngôi thứ ba là kể NTN? Tác dụng của nó? ? Những VB nào đã học được kể theo ngôi thứ nhất, VB nào được kể theo ngôi thứ ba? ? Tại sao người ta thay đổi ngôi kể? Có tác dụng gì? - HS: Thay đổi ngôi kể thứ ba sang ngôi thứ nhất để thể hiện được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật. Đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba để có thể kể linh hoạt, kể được trên phạm vi nhiều nơi, nhiều thời điểm. - GV: Thay đổi ngôi kể còn giúp cho các em phát huy được trí tưởng tượng phong phú. * Hoạt động 2: Luyện nói (34’): - HS chọn một trong các VB đã cho và chuẩn bị 10 phút. - GV gọi HS lần lượt lên bảng luyện nói trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét; GV nhận xét, chỉnh sửa. Tiết *: Luyện nói tiếp: - HS chuẩn bị 10’, luyện nói 45’ - GV gọi HS lần lượt lên bảng luyện nói trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét; GV nhận xét, chỉnh sửa. | I. Ôn tập về ngôi kể: - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất: Người kể xứng tôi, chúng tôi; mình, chúng mình; tớ, chúng tớ, ... - Kể chuyện theo ngôi thứ ba: Người kể không xuất hiện, không xưng tôi, chúng tôi; ta, chúng ta; ... Người kể gọi tên nhân vật mà kể. II. Luyện nói: 1. Kể lại đoạn trích trong VB “Tức nước vỡ bờ” – SGK trang 110 bằng lời kể của chị Dậu hoặc của một người hàng xóm nhà chị Dậu. 2. Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ bằng lời kể của một người bạn học với Hồng. 3. Kể lại đoạn trích Lão Hạc bằng lời kể của một người hàng xóm với lão Hạc (Không phải ông giáo). |