Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 25

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 25: Chương trình địa phương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương Cà Mau.

2. Kĩ năng: Bước đầu so sánh những từ ngữ địa phương với những từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.

3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng và hay, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực tìm hiểu và dùng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài (Tìm những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân đã cho ở trong bài); soạn GA, bảng phụ.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- GV: Giới thiệu bài: Để giúp các em hiểu một số từ ngữ địa phương Cà Mau dùng để chỉ, để gọi những người có quan hệ họ hàng, thân thích, bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.

- HS: Lắng nghe và chuẩn bị cho việc học bài mới.

* Hoạt động 2: (24’): Hình thành kiến thức cho HS:

Mục tiêu: Trên cơ sở hiểu biết về từ ngữ địa phương, HS tìm và thống kê từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân trên các vùng, miền của đất nước, từ đó nâng cao vốn từ cho HS.

- GV HD HS thảo luận nhóm để tìm những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân đã cho. HS tìm và nghi ra phiếu học tập sau đó đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, sửa sai; GV nhận xét, chỉnh sửa.

Từ ngữ toàn dân

TN địa phương

Từ ngữ toàn dân

TN địa phương

Cha

Mẹ

Ông nội

Bà nội

Ông ngoại

Bà ngoại

Bác (Anh của cha)

Bác (Vợ anh trai của cha)

Chú (Em trai của cha)

Thím (Vợ của chú)

Bác (Chị gái của cha)

Bác(Chồng chị gái của cha)

Cô (Em gái của cha)

Chú (Chồng em gái của cha)

Bác (Anh trai của mẹ)

Bác (Vợ anh trai của mẹ)

Cậu (Em trai của mẹ)

Ba

Nội

Nội

Ngoại

Ngoại

Bác

Bác gái

Chú

Thím

Dượng

Dượng

Cậu

Mợ

Cậu

Mợ (Vợ em trai của mẹ)
Bác (Chị gái của mẹ)

Bác(Chồng chị gái của mẹ)

Dì (Em gái của mẹ)

Chú (Chồng em gái của mẹ)

Anh trai

Chị dâu

Em trai

Em dâu (Vợ của em trai)

Chị gái

Anh rể (Chồng chị gái)

Em gái

Em rể (Chồng của em gái)

Con

Con dâu (Vợ của con trai)

Con rể

Cháu

Mợ

Dượng

Dượng

Anh trai

Chị

Em trai

Em dâu

Chế

Anh rể

Em gái

Em rể

Con

Dâu

Rể

Cháu

Hoạt động 3 (10’): - Hướng dẫn HS thống kê những từ địa phương trùng với từ ngữ toàn dân.

- HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, bổ sung.

* Hoạt động 4 (10’): - Hướng dẫn HS ( Thảo luận nhóm ) tìm những từ ngữ địa phương miền Bắc, miền Trung tương ứng với từ toàn dân đã cho. - Đại diện nhóm HS trình bày ; Gv nhận xét, sửa chữa.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm