Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 41
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 41: Bài toán dân số được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra trong bài là cần hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng kết hợp nhẹ nhàng giữa lập luận với tự sự, thuyết minh trong việc thể hiện nội dung trong bài viết.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng phân tích, giải thích, thuyết minh trong văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: HS có ý thức truyền thông dân số.
4. Hình thành năng lực: HS có năng lực tìm hiểu về DS để sớm hình thành ý thức về vấn đề này.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ | NỘI DUNG | ||||||||||||||||
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. | Vấn đề dân số và KHHGĐ đã được quan tâm từ rất lâu, và ngày nay vẫn là bài toán khó giải. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về vấn đề này. | ||||||||||||||||
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: * HD tìm hiểu chung về VB (10’): Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB. - Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc. Mỗi HS đọc một phần VB. ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết? – Liên hệ với các VB đã học từ đầu năm đến nay là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. ? Việc kết hợp các PTBĐ như vậy có tác dụng gì? -> Sinh động, góp phần làm nổi bật chủ đề VB . ? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần? ? Phần thân bài gồm ba ý lớn, là những ý nào? - HS trình bày, GV dùng bảng phụ 2 chốt ý, cho ghi. - GV chuyển ý: … | I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Đọc văn bản: 2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận + Tự sự + Thuyết minh + Biểu cảm. 3. Bố cục: 3 phần: - Từ đầu -> “sáng mắt ra”: Nêu vấn đề về dân số và KHHGĐ. - Tiếp -> ô thứ 31 của bàn cờ”: Làm rõ vấn đề về dân số” - Còn lại: Thái độ của tác giả về vấn đề dân số và KHHGĐ. | ||||||||||||||||
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - phân tích VB theo bố cục: Mục tiêu: HS nắm được cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất ngắn gọn nhưng có tính thuyết phục cao. - Tìm hiểu phần mở bài:- HS đọc phần mở bài (6’). ? Phần mở bài cho thấy dường vấn đề DS & KHHGĐ đã được đặt ra từ bao giờ? -> Cổ đại.? Cổ đại nghĩa là gì? -> Xa xưa lắm rồi. ? Vậy đây là vấn đề NTN? -> Rất hệ trọng, đã được người xưa quan tâm từ rất sớm. ? Em nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả ở phần mở bài? ->Nhẹ nhàng, giản dị. ? Diễn đạt như vậy có tác dụng gì? Vì sao?-> Đây là VB nhật dụng, cách đặt vấn đề đơn giản giúp đại đa số quần chúng ND dễ tiếp nhận. - GV chuyển ý: … Tìm hiểu phần 2 (10). ? Em có thể tóm tắt bài toán cổ NTN? - GV dùng bảng phụ 3 để củng cố câu trả lời của HS: Một bàn cờ có 64 ô. Ô thứ nhất đặt một hạt thóc, ô thứ hai đặt hai hạt thóc, các ô tiếp theo cứ thế mỗi ô nhân hai. Tổng số thóc thu được có thể phủ kín bề mặt trái đất. - GV dùng bảng phụ 4 vẽ một phần của bàn cờ:
? Con số trong bàn cờ biến đổi NTN? -> Tăng nhanh khủng khiếp. ? Em hiểu NTN là cấp số nhân công bội là 2? ? Cơ sở nào ta có thể hình dung sự gia tăng dân số từ bài toán cổ này? -> Mỗi gia đình tạm tính chỉ sinh 2 con . ? Bài toán cổ trên có tác dụng gì đối với việc làm rõ vấn đề dân số? ->Bài toán là tiền đề để so sánh, giúp làm rõ sự gia tăng dân số quá nhanh, tạo hứng thú cho người đọc. - GV chuyển ý: …? Kinh Thánh là gì? ? Em hãy tóm tắt nội dung đoạn 2 của thân bài . ? Các tư liệu thuyết minh trên cho thấy điều gì? ? Cách th minh như vậy có tác dụng gì? -> Dễ hiểu, dễ thuyết phục - GV chuyển ý tìm hiểu đoạn cuối của phần thân bài: … ? Trong thực tế thì một phụ nữ có thể sinh đẻ bao nhiêu con? Điều đó cảnh báo điều gì? -> Mức độ gia tăng dân số quá nhanh trên trái đất. ? Theo báo cáo của hội nghị Cai-rô, những nước nào có tỷ lệ sinh cao? Đây là những nước có nền kinh tế – XH NTN? -> Chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu. ? Vậy em k luận NTN về mối quan hệ giữa sự phát triển DS và sự phát triển nền KT-VH -XH? (Thảo luận nhóm) – Liên hệ thực tế . ? Qua phần thân bài, em nhận xét NTN về nghệ thuật lập luận của tác giả? - GV dùng bảng phụ 4 để củng cố câu trả lời của HS: - Lí lẽ đơn giản, lập luận chặt chẽ, chứng cứ đầy đủ. - Sử dụng tài tình biện pháp so sánh làm nổi bật tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng. - GV chuyển ý: … HS đọc đoạn kết (6’). ? Tác giả khuyên con người điều gì? ? Tác giả trích dẫn câu nói “ Tồn tại hay không tồn tại” là của nhân vật nào trong một vở kịch nổi tiếng thế giới? Thể hiện tâm trạng NTN? -> Suy tư, dằn vặt, lo lắng, trăn trở về vấn đề dân số. | II. Đọc - Tìm hiểu VB: 1. Nêu vấn đề về dân số và KHHGĐ: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. => Vấn đề trọng đại, đã được con người quan tâm từ rất sớm. 2. Làm rõ vấn đề dân số: a. Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ: => Dân số tăng theo cấp số nhân với công bội là 2 thì sẽ tăng nhanh khủng khiếp. b.Vấn đề dân số được tính toán theo sách Kinh Thánh: => Mức độ gia tăng dân số quá nhanh trên trái đất. c. Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người: - Trong thực tế, mỗi phụ nữ có thể sinh rất nhiều con. -> Nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ dân số. - Các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều. => Dân số tăng nhanh -> kinh tế XH chậm phát triển; XH chậm phát triển -> dân số tăng nhanh => Nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu. 3. Thái độ của tác giả về dân số và KHHGĐ: => Khuyên con người cần hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. |