Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 55

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 55: Ôn tập phần làm văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm vững những nội dung về phân môn TLV đã học ở HK I.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.

3. Thái độ: HS có ý thức ôn luyện để nắm chắc kiến thức.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực huy động trí nhớ và tổng hợp kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Để giúp các em nắm lại những kiến thức đã học ở phân môn TLV từ đầu năm đến nay, hôm nay thầy cùng các em sẽ ôn tập TLV.

* Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập:

Mục tiêu: HS nắm lại phần từ vựng và ngữ pháp đã được học; vận dụng được lí thuyết vào làm BT để nâng cao hiểu biết về từ vựng đã học.

* Ôn tập lí thuyết (19’):

- GV? Chủ đề của VB là gì? VB có tính thống nhất về chủ đề là VB NTN?

- HS: Chủ đề của VB là đối tượng và vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong VB.

- GV? Để viết hoặc hiểu một VB, cần làm gì? -> Cần xác định chủ đề được thực hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

- GV? Bố cục của VB là gì? VB thường có bố cục NTN?

- GV? Nêu nhiệm vụ từng phần của VB.

- GV? Nội dung phần thân bài thường được trình bày NTN?

- GV? Trong đoạn văn thường có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề. Vậy từ ngữ chủ đề là những từ ngữ NTN? Câu chủ đề là những câu NTN? -> Từ ngữ chủ đề được dùng làm đề mục, hoặc từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

- GV? Đoạn văn trong VB thường phải được trình bày theo những cách nào? Hãy nói rõ từng cách.

- GV? Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, ta phải làm NTN?

- GV? Có những cách nào để liên kết các đoạn văn? Cho VD.

- GV? Tóm tắt VB tự sự là làm thế nào?

- GV? Khi làm bài văn tự sự, cần đưa các yếu tố nào vào VB?

- GV? Các yếu tố MT, BC có tác dụng gì đối với VB tự sự?

- GV? Nêu dàn ý chung của bài văn TS kết hợp MT & BC.

- GV? Trình bày đặc điểm của VB thuyết minh.

- GV? Tri thức trong bài văn thuyết minh phải được trình bày NTN?

- GV? Có các phương pháp nào để thuyết minh?

- GV? Nêu dàn ý chung của bài văn thuyết minh.

* Thực hành (25’):

Cho HS làm BT rồi trình bày; GV chỉnh sửa, chốt ý.

I. Lí thuyết:

1. Tính thống nhất về chủ đề của VB:

VB có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

2. Bố cục của VB:

- Phần mở bài nêu ra chủ đề của VB. Thân bài thường có các đoạn nhỏ, trình bày trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần kết bài tổng kết chủ đề của VB.

- Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp, trình bày theo trình tự, thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hoặc theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

3. Xây dựng đoạn văn trong VB:

Câu chủ đề mang nội dung khái quát cả đoạn văn.

- Đoạn văn có thể được trình bày theo ba cách:

+ Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, là lời kết luận cho ý của các câu trước nó. -> qui nạp.

+ Trong đoạn văn không có câu chủ đề, chỉ có các từ ngữ chủ đề để duy trì đối tượng trong đoạn văn. -> song hành.

+ Đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Các câu khác triển khai ý cho câu chủ đề.-> Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch.

4. Liên kết các đoạn văn trong VB:

- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện ý nghĩa của chúng. Có hai cách liên kết các đoạn văn:

+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: QHT, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý nghĩa so sánh, liệt kê, đối lập, tổng kết, khái quát….

+ Dùng câu nối.

5. Tóm tắt VB tự sự: Là dùng lời văn của mình để trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của VB đó.

6. Miêu tả và biểu cảm trong VB tự sự:

Khi làm bài TS, cần đưa vào các yếu tố miêu tả, biểu cảm để cho việc kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc, giàu tính biểu cảm.

7. Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm:

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc.

- Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

- Kết bài: Kể kết thúc câu chuyện.

8. Đặc điểm của VB thuyết minh:

- VB thuyết minh là kiểu VB nhằm cung cấp tri thức, kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, … của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, XH bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Tri thức trong VB thuyết minh phải chính xác, khách quan, có ích cho con người. VB thuyết minh phải được trình bày rõ ràng, chặt chẽ, chính xác.

9. Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu (con số); so sánh; phân loại, phân tích.

10. Bố cục của bài văn thuyết minh:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.

- Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích,…của đối tượng.

- Kết bài: Bày tỏ thái độ, đánh giá về đối tượng.

II. Thực hành:

1. Viết một đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm theo cách diễn dịch hoặc qui nạp.

2. Viết một đoạn văn thuyết minh theo cách diễn dịch hoặc qui nạp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm