Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 118
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 118: Trả bài tập làm văn số 7 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về văn nghị luận và cách làm bài TLV nói chung.
- HS nhận ra được những ưu, khuyết điểm và đánh giá được chất lượng bài TLV của mình để bài viết sau làm tốt hơn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét bài TLV để rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm bài TLV.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực nhận biết lỗi và sửa lỗi trong bài TLV.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: | Các em đã làm bài TLV số 7. Bài hôm nay sẽ giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của các em để bài sau làm tốt hơn. |
*Hoạt động 2: Xác định lại hướng làm bài (4’): Mục tiêu: HS nắm được định hướng cần có để làm bài TLV. - GV phát bài cho HS; HS nêu lại đề bài. ? Bài làm phải làm rõ vấn đề gì? Theo kiểu bài nào? ? Để làm rõ vấn đề trên, cần phải giả thích những ý nào? (Thảo luận nhóm: Tổ 1,2 thảo luận đề 1, tổ 2 thảo luận đề 2). - GV trả lời; GV nêu yêu cầu chung cần đảm bảo khi thực hiện hai đề trên: * Yêu cầu chung: - Cách thực hiện: Biết thực hiện các bước làm bài văn nghị luận giải thích đã học ở lớp 7. - Nội dung: Làm rõ được vấn đề nêu ở một trong hai đề. - Hình thức: Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc; trình bày sạch, đẹp; diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; dùng từ, câu chính xác, hạn chế tối đa lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp; biết trình bày luận điểm, luận cứ chính xác; biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn một cách hợp lí. Biết viết các đoạn văn trong bài theo các cách trình bày luận điểm đã học: Diễn dịch, qui nạp. * Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm dàn ý sau: - GV dùng bảng phụ cho HS đối chiếu với dàn ý cơ bản sau: *Hoạt động 3: Hướng dẫn sửa lỗi (10’): Mục tiêu: HS nắm được những lỗi thường găp để phát hiện và sửa lỗi trong bài TLV. A. Bước 1: Gv nêu những lỗi phổ biến trong bài làm của HS. 1. Lỗi chính tả: - Lẫn lộn các từ có âm c - t , n - ng ở cuối từ. - Lẫn lộn các nguyên âm và vần: o - ô, êu – iêu, im – iêm. - Lẫn lộn thanh ngã / thanh hỏi. - Lẫn lộn các âm đầu v / d / gi 2. Lỗi ngữ pháp: Không chấm câu; viết câu thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ; dùng dấu câu không đúng. 3. Lỗi dùng từ: Dùng từ không đúng, xưng hô không đồng nhất: Khi “tôi”, khi “em”. 4. Lỗi diễn đạt: Diễn đạt lủng củng, lòng vòng, không rõ ý nói gì. 5. Lỗi bố cục: Không có bố cục ba phần rõ ràng. 6. Lỗi nội dung: Gải thích chưa đúng về ý nghĩa của câu nói; Hoặc giải thích nhưng lan man, dàn trải, thiếu tập trung làm cho nội dung cần giải thích mờ nhạt, không nổi bật; Chưa rút ra được vai trò, vị trí của câu trong đời sống con người nói chung cũng như trong đời sống HS nói riêng. 7. Lỗi trình bày: Viết ẩu, gạch xóa, bôi quá nhiều. B. Bước 2: HS tự xem xét bài làm của mình và tự sửa chữa lỗi sai (25’). *Hoạt động 4: Công bố kết quả (5’): | I. Đề bài: * Đề 1: Nhiễu diều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ gì qua câu ca dao trên? II. Yêu cầu của đề: Giải thích, làm rõ ý nghĩa, tác dụng của câu ca dao, tục ngữ trên. DÀN Ý * Đề 1: a. Mở bài: - Giới thiệu về câu ca dao: trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. - Giới thiệu nội dung nền tảng thể hiện trong câu ca dao là tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. b. Thân bài: - Giải thích ý nghĩa của các từ: nhiễu điều, giá gương. - Giải thích vì sao người trong một nước phải thương yêu nhau? + Vì cùng chung một cội nguồn. + Đều có quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau. + Yêu thương nhau sẽ tạo sức mạnh đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống lại giặc ngoại xâm. - Không yêu thương, đoàn kết sẽ có tác hại NTN? - Trong đời sống hiện nay câu ca dao có giá trị NTN? c. Kết bài: - Khẳng định giá trị bài học: Câu ca dao có ý nghĩa quan trọng, nhắc nhở mọi người sống phải có lòng nhân ái. - Khẳng định mọi người cần phát huy tinh thần của câu ca dao. - Khẳng định giá trị trường tồn của câu ca dao. III. Sửa lỗi: - Hình thức: Lỗi chính tả; Lỗi ngữ pháp; Lỗi dùng từ; Lỗi diễn đạt; Lỗi bố cục; Lỗi trình bày. - Lỗi nội dung IV. Kết quả: |