Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 4

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 4: Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  • Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của văn bản cụ thể.
  • Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

  • Chủ đề văn bản.
  • Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.

2. Kỹ năng:

  • Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
  • Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ: Hs có ý thức xác định chủ đề và có tính nhất quán khi xác định chủ đề của văn bản

III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

1. Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về chủ đề của văn bản

2. Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất về chủ đề..

IV. Các phương pháp kĩ thuật dạy học

1. Thực hành có hướng dẫn.

2. Động não.

V. Chuẩn bị

1/ GV: Soạn giáo án.

2/ HS: Học bài cũ và xem trước bài mới.

VI. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy

1/ Ổn định:

2/ Bài cũ: Nêu nội dung chính của văn bản "Tôi đi học"

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: I/ - Chủ đề của văn bản:

Đọc thầm lại văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh.

? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thơi thơ ấu của mình?

Tác giả viết văn bản nhằm mục đích gì?

Nội dung trên chính là chủ đề của văn bản, vậy chủ đề của văn bản là gì?

I. Chủ đề của văn bản

1. Tìm hiểu:

- Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học.

- "Tôi" Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc về thuở thiếu thời.

2. Kết luận: Chủ đề: Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

Hoạt động 2: II/ - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:

Để tái hiện được những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng những câu, những từ ngữ như thế nào?

Để tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật "Tôi" trong ngày đầu đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, chi tiết như thế nào?

Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?

Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào?

II/ - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:

1/. Nhan đề: Có ý nghĩa tường minh giúp ta hiểu ngay nội dung của văn bản là nói về chuyện đi học.

- Các từ: Những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, đi học, 2 quyển vở và động từ "Tôi".

- Câu: Hằng năm ..… tựu trường, Hôm nay tôi đi học, hai quyển vở.....… nặng.

2/.

+ Trên đường đi học:

- Con đường quen..… bỗng đổi khác, mới mẻ.

- Hoạt động lội qua sông.… đổi thành việc đi học thật thiêng liêng, tự hào.

+ Trên sân trường:

- Ngôi trường cao ráo, xinh xắn -> lo sợ.

- Đứng nép bên những người thân.

+ Trong lớp học:

- Bâng khuâng, thấy xa mẹ, nhớ nhà.

3/.

-> Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến cảm xúc của tác giả thể hiện trong văn bản.

- Thể hiện: + Nhan đề.

+Quan hệ giữa các phần, từ ngữ chi tiết.

+ Đối tượng.

2. Kết luận:

Đánh giá bài viết
2 797
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Xem thêm