Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 110

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 110: Trả bài kiểm tra văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức về văn bản đã học ở HK II. HS nhận ra được những ưu, khuyết điểm và đánh giá được chất lượng bài TLV của mình để bài viết sau làm tốt hơn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét bài TLV để rút kinh nghiệm cho bài làm sau.

3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm bài kiểm tra.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực tự đánh giá chất lượng bài kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới :

Các em đã làm bài kiểm tra VB. Bài hôm nay sẽ giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của các em để bài sau làm tốt hơn.

*Hoạt động 2 (5’): Phát bài làm cho HS, nêu đáp án và nhận xét:

Mục tiêu: HS nhận bài và đối chiếu bài làm với đáp án của GV, nắm được những ưu điểm, hạn chế trong bài kiểm tra VB để rút kinh nghiệm cho bài sau làm tốt hơn.

Ưu: - Một số em có chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra, biết làm bài đúng yêu cầu của đề. Nội dung đạt.

- Một số em biết trình bày cẩn thận, sạch đẹp, ít phạm lỗi chính tả và các lỗi trình bày khác.

Hạn chế: - Một số em làm bài không đúng yêu cầu của đề. Một số em còn cố tình mở tài liệu, hoặc nhìn bài của bạn, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần, dẫn đến tình trạng làm sai cũng giống nhau.

- Đa số các em trình bày ẩu, sai chính tả và sai ngữ pháp nhiều.

*Hoạt động 3: Hướng dẫn sửa lỗi :

A. Bước 1: Gv nêu những lỗi phổ biến trong bài làm của HS. (10’)

Mục tiêu: HS nắm được những lỗi thường gặp để phát hiện và sửa lỗi trong bài KT.

1. Lỗi chính tả:

- Lẫn lộn các từ có âm c - t , n - ng ở cuối từ.

- Lẫn lộn các nguyên âm và vần: o - ô, êu – iêu, im – iêm.

- Lẫn lộn thanh ngã / thanh hỏi.

- Lẫn lộn các âm đầu v / d / gi.

2. Lỗi ngữ pháp: Không chấm câu; viết câu thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ; dùng dấu câu không đúng.

3. Lỗi dùng từ: Dùng từ không đúng, xưng hô không đồng nhất: Khi “ tôi”, khi “em”, ...

4. Lỗi diễn đạt: Diễn đạt lủng củng, lòng vòng, không rõ ý nói gì.

5. Lỗi bố cục: Sắp xếp các luận cứ không theo một thứ tự phù hợp.

6. Lỗi nội dung: Chưa làm rõ được luận điểm hoặc có biết chứng minh luận điểm nhưng lan man, dàn trải, thiếu tập trung làm cho luận điểm không mang tình thuyết phục cao.

7. Lỗi trình bày: Một số em viết ẩu, gạch xóa, bôi quá nhiều.

B. Bước 2: HS tự xem xét bài làm của mình và tự sửa chữa lỗi sai (24).

*Hoạt động 4: Công bố kết quả(5’):

I. Đề bài:

II. Đáp án:

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KT

45 PHÚT – HK II - VĂN 8

Câu 1. Đặc điểm chính của các thể văn nghị luận cổ: chiếu, hịch, cáo, tấu:

- Chiếu: Do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân.

- Hịch: Do vua chúa, tướng lĩnh dùng để kêu gọi, thuyết phục đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

- Cáo: Do vua chúa, tướng lĩnh dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

- Tấu: Do bề tôi trình lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, kiến nghị.

Câu 2: HS điền các ý sau:

1. Bàn về mục đích của việc học chân chính.

2. Phê phán những sai lệch trong việc học

3. Nêu quan điểm về cách học đúng đắn.

4. Nêu tác dụng của việc học đúng đắn.

Câu 3: HS trình bày: Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Câu 4 (4 điểm): Yêu cầu HS viết được một đoạn văn để chứng minh cho luận điểm trên. Đoạn văn phải được trình bày khoa học theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. Các dẫn chứng phải phải được lấy từ ba bài thơ của Bác mà các em đã được học hoặc mở rộng hơn, sáng tạo hơn càng tốt để đảm bảo tính thuyết phục và liên kết chặt chẽ với nhau; phải được sắp xếp theo trình tự phù hợp. Dùng từ, câu chính xác, không sai hoặc rất ít sai chính tả. Diễn đạt rành mạch, trôi chảy.

II. Sửa lỗi:

- Lỗi chính tả - Lỗi ngữ pháp

- Lỗi dùng từ - Lỗi diễn đạt

- Lỗi bố cục - Lỗi nội dung

- Lỗi trình bày

C. Kết quả:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm