Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 112
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 112: Ôn tập phần làm văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong năm học. Nắm chắc khái niệm và biết cách làm bài văn nl. Biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự và kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kiến thức về tập làm văn.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực huy động kiến thức để tạo lập VB.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị các BT trong bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới : | Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống các nội dung về TLV đã học ở HK II, bài hôn nay các em sẽ tiến hành ôn tập. |
* Hoạt động 2: HD HS tiến hành ôn tập. Mục tiêu: HS nắm chắc kiến thức TLV đã được học, từ đó hình thành năng lực huy động kiến thức để tạo lập VB. *Giúp HS ôn lí thuyết (7’): - Cho HS đọc các câu hỏi trong SGK. - HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời. - Đại diện nhóm trả lời; HS nhóm khác nhận xét, sửa sai; GV nhận xét, bổ sung. ? Vì sao VB cần có tính thống nhất về chủ đề? ? Tính thống nhất về chủ đề của VB thể hiện ở những mặt nào? * HD HS viết đoạn văn theo câu chủ đề đã cho (10’). - Cho HS viết vào vở ghi bài của mình. - HS đọc đoạn văn của mình cho cả lớp nghe và nhận xét, sửa chữa. * Giúp HS ôn tóm tắt VB tự sự (7’): ? Tóm tắt VB tự sự để làm gì? ? Muốn tóm tắt VB tự sự, ta làm NTN? Dựa vào những yêu cầu nào? ? Trong SGK có các đoạn văn tóm tắt VB tự sự không? Hãy tìm và trình bày trước lớp. * Giúp HS ôn phần văn nghị luận (10’): - HS đọc câu hỏi 4. ? Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận? - Cho HS một câu: “Một người dàn ông bước vào” -> Yêu cầu HS viết tiếp câu miêu tả người đàn ông đó. - Cho HS câu: “Thế là bạn Tâm không còn học ở lớp mình nữa” ->Yêu cầu HS viết tiếp một câu biểu cảm. * Giúp HS ôn phần văn thuyết minh (10’): - Cho HS đọc câu hỏi 6, 7 rồi thảo luận nhóm để tìm phương án trả lời. ? Hãy nhắc lại các phương pháp thuyết minh. ? Nhắc lại các kiểu VB thuyết minh đã học và dàn ý cơ bản của mỗi kiểu. ? Thế nào là luận điểm? Cho VD 1 LĐ. ? Nêu cách viết các cách viết đoạn văn trình bày LĐ. - HS viết xong trình bày, GV nhận xét, sửa chữa. | 1. Câu 1: - Nội dung: Tất cả các chi tiết, các hình ảnh,… đều tập trung nói về một sự việc chính. - Các câu liên kết tạo tính mạch lạc. 2. Câu 2: Viết đoạn văn từ những câu chủ đề: - Em rất thích đọc sách…. - ….mùa hè thật hấp dẫn. 3. Tóm tắt VB tự sự: - Mục đích: Tóm tắt để dễ nhớ, dễ sử dụng. - Tóm tắt là ghi lại sự việc và nhân vật chính của VB tự sự bằng lời văn của mình sao cho ngắn gọn -> Thường dùng làm luận cứ trong văn nghị luận. 4. VB nghị luận kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm -> giúp Vb nghị luận sinh động, hấp dẫn, thuyết phục hơn. 5. Viết, nói đoạn văn: 6. Câu 6, 7: Văn thuyết minh: 7. Các kiểu bài thuyết minh: - Thuyết minh về một thứ đồ dùng. - TM về một phương pháp, cách làm. - TM về một danh lam, thắng cảnh. - TM về một thể loại văn học. 8 Câu 9: ôn tập về luận điểm. 9 Viết đoạn văn trình bày luận điểm. |