Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 74
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 74: Ôn tập về văn bản thuyết minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn lại khái niệm về VB thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tổng hợp, khái quát để nắm kiến thức.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kĩ năng thuyết minh.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực tổng hợp, khái quát kiến thức về VBTM.
II. CHUẨN Bị:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: | Phần TLV từ giữa HK I các em đã được học về VB thuyết minh. Bài hôm nay sẽ giúp các em củng cố, ôn tập về loại VB này. |
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: *Hướng dẫn ôn tập lí thuyết (24’): Mục tiêu: HS tổng hợp được kiến thức. - GV? VB thuyết minh có vai trò, tác dụng NTN trong đời sống? - GV? VB thuyết minh có tính chất gì khác so với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận? - GV? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? - GV? Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật những gì? - GV? Những phương pháp thuyết minh nào thường được sử dụng? | I. Ôn lí thuyết: 1. Vai trò, tác dụng của VB thuyết minh trong đời sống: Cung cấp tri thức cho con người. 2. Tính chất của VB thuyết minh khác với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận: VB thuyết minh phải chính xác, khách quan. 3. Để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải chuẩn bị tri thức về đối tượng được thuyết minh Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… tiêu biểu của đối tượng. 4. Các phương pháp thuyết minh thường dùng: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,… |
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (20’): Mục tiêu: HS vận dụng được lí thuyết vào làm BT, từ đó hình thành năng lực làm bài văn TM. - GV hướng dẫn HS làm các BT 1: + HS đọc BT. + Cho HS Thảo luận nhóm để làm bài. + GV nhận xét, chỉnh sửa, chốt ý. 2. BT 2: HS viết đoạn văn mở bài hoặc một đoạn của thân bài hoặc kết bài. - HS trình bày, GV sửa chữa. | II. Luyện tập: 1. BT 1: Lập ý và lập dàn ý cho đề: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập: Bút bi. * Mở bài: Giới thiệu về bút bi: Là đồ dùng thông dụng, hữu ích trong học tập và trong đời sống hằng ngày. * Thân bài: - Bút bi cấu tạo gồm ba bộ phận chính: + Ruột bút: Chất liệu, hình dạng, tác dụng. Trong ruột bút có chứa mực đặc biệt, màu… + Ngòi bút: Chất liệu, hình dạng, tác dụng. + Vỏ bút bi: Chất liệu, hình dạng, tác dụng. - Các loại bút bi: Gồm nhiều loại: + Nhóm có nắp đậy và không có nắp đậy: Đặc điểm, tác dụng. + Nhóm 1 ngòi và nhóm nhiều ngòi: Đặc điểm, tác dụng. + Nhóm mực keo và nhóm mực nước: Đặc điểm, tác dụng. * Kết bài: Vai trò, đặc điểm của bút bi trong đời sống và trong học tập. 2. BT 2: Viết đoạn văn: |