Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 52
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 52: Thuyết minh về một thể loại văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thấy được muốn làm được bài văn thuyết minh chủ yếu dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát để làm bài văn TM.
3. Thái độ: HS có ý thức quan sát, tìm hiểu, tra cứu tích lũy tri thức để làm bài tập làm văn TM.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực quan sát, nhận xét trình bày về đặc điểm của một thể loại văn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:Soạn GA; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ | NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. | Các em đã được tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về cách thuyết minh về một TLVH. |
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách thức quan sát, mô tả,thuyết minh, và lập dàn ý cho bài văn TM về một thể loại VH. * HD tìm hiểu mục I (10’): - GV chép đề lên bảng; HS đọc lại đề. - GV treo bảng phụ chép bài thơ lên bảng và hướng dẫn HS quan sát bài thơ và giải quyết các câu hỏi sau: - GV? Bài thơ gồm mấy câu (dòng thơ), mỗi câu thơ mấy tiếng? Số dòng, số chữ có thể tùy ý thay đổi thêm hoặc bớt được không? - GV? Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T. Hãy ghi kí hiệu B, T cho mỗi tiếng trong hai bài thơ trên. - GV? Luật bằng trắc? (các tiếng 2, 4, 6, bắt buộc phải theo luật bằng trắc). - GV? Luật đối? (Đối thanh - chỉ đối ở các tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc), đối ý? - GV? Luật niêm? - GV? Đặc điểm vần, nhịp? - GV nêu câu hỏi, đứng tại chỗ phát hiện; một HS lên bảng ghi những điều các bạn ở dưới quan sát, phát hiện được. - GV chuyển ý: … * Hướng dẫn lập dàn ý (20’): - GV? Mở bài em nêu ý gì? Giới thiệu gì? - GV? Thân bài em trình bày những ý nào để làm sáng tỏ đặc điểm của thể thơ trên? - GV? Kết bài em nêu những ý gì? - HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý; chuyển ý: ..... | I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học: Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 1. Quan sát: a. Số dòng (câu thơ), số tiếng trong mỗi dòng. b. Luật bằng trắc: Các tiếng 2, 4, 6, trong mỗi câu bắt buộc phải theo luật bằng trắc. c. Luật đối: Câu 1 > < 2, 3 > < 4, 5 > < 6, 7 > < 8 niêm: Câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 4 – 5, 6 - 7 d. Luật vần: Cuối các câu 1- 4 – 8, 2 – 6, 4 – 8 e. Nhịp thơ (Ngắt nhịp): 4/ 3 hoặc 2/ 2/ 3 hoặc 3/ 4 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. b. Thân bài: Thuyết minh các đặc điểm của thể thơ theo những ý đã quan sát ghi nhận được ở trên. c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu, giá trị của thể thơ trong nền văn hóa và đời sống. * Ghi nhớ: (SGK – Tr 154) |
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (14’): Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào làm BT hiệu quả. - HS trình bày phần luyện tập, GV nhận xét, chốt ý: - Phương thức biểu đạt: Tự sự là chính. - Dung lượng nhỏ, ít nhân vật, sự việc, tập trung miêu tả, thể hiện một mảng nhỏ, một khía cạnh của cuộc sống XH. - Không gian, thời gian hạn hẹp. - Kết cấu thường là sự sắp đặt, đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề của truyện. - Truyện ngắn thường đề cập những vấn đề lớn của XH. | III . Luyện tập: 1. BT 1: Thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn: |