Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 6: Trong lòng mẹ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  • Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
  • Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

  • Khái niệm thể loại hồi kí.
  • Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
  • Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
  • Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kỹ năng:

  • Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
  • Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ: Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.

III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

1. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ,trao đổi ,ý tưởng của bản thânvề giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của bé Hồng và tình yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ.

3. Tự nhận thức: Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác.

IV. Các phương pháp kĩ thuật dạy học

1. Động não:

2. Thảo luận nhóm

3. Viết sáng tạo

V. Chuẩn bị

1/ GV: Soạn giáo án, bảng phụ

2/ HS: Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài mới SGK.

VI. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

Bài "Tôi đi học" được viết theo thể loại nào? Nội dung chính của văn bản đó là gì?

Nêu thành công về mặt nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm?

3. Bài mới:

Đặt vấn đề: ở nước ta Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có một thời thơ ấu thật cay đắng, khốn khổ, những kỉ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập hồi kí " Những ngày thơ ấu " kỉ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà Cô và qua cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất.

Hoạt động 1

Tiết 2

? Khi nghe lời cô nói, bé Hồng có nhận xét gì về ý đồ của bà Cô?

- Nhận ra dã tâm của bà cô muốn chia rẽ em với mẹ

Bé nghĩ gì gì về mẹ, về những cổ tục đã đày đoạ mẹ?

-khóc thương, căm tức hủ tục phong kiến muốn vồ, cắn, nhai, nghiền...

? Em có nhận xét gi về 3 động từ đó?

- 3 động từ chỉ 3 trạng thái phản ứng ngày càng dữ dội, thể hiện nỗi căm phẫn cực điểm

Qua đây, em hiểu được gì về tình cảm của Hồng đối với mẹ?

? Qua cuộc đối thoại của Hồng với bà cô, em hiểu gì về tính cách đời sống tình cảm của Hồng.

Niềm vui sướng của Hồng khi được gặp mẹ được tác giả miêu tả thật thấm thía, xúc động. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày

GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh, sau đó nhận xét và trả lời câu trả lời của các nhóm.

Nguyên Hồng đã rất thành công khi sử dụng các hình ảnh so sánh.

Em hãy chỉ ra và thử phân tích hiệu quả nghệ thuật của những so sánh đó?

Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết

- Đây là văn bản đậm đà chất trữ tình- Yếu tố trữ tình đựơc tạo nên như thế nào?

Em hãy trình bày nội dung đoạn trích?

(HS đọc ghi nhớ: SGK "Trong lòng mẹ" là lời K/đ chân thành đầy cảm động về sự bất diệt cảu tình mẫu tử )

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố

- Gíao viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc trả lời câu hỏi và chọn câu đúng.

b.Tâm trạng bé Hồng qua cuộc đối thoại với bà cô:

- Đáng thương vì phải xa mẹ

- Đau đớn, uất ức, căm giận

- Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô, thấu hiểu, cảm thông hoàn cảnh bất hạnh của mẹ.

=> Hồng giàu tình thương mẹ, nhạy cảm, thông minh, quả quyết

2. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹvà trong lòng mẹ:

* Gặp mẹ:

- mừng, tủi

- Gọi mẹ đầy vui mừng mà bối rối.

- Vội vã, cuống cuồng đuổi theo.

* Trong lòng mẹ:

- Ngồi vào lòng mẹ: Vui sướng đến ngất ngây, tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt

=> Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. tinh tế xúc động khi miêu tả bé Hồng gặp mẹ.

III/- Tổng kết

Nhân vật- người kết chuyện để ở ngôi thứ 1.

- Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình có điều kiện bộc lộ tâm trạng.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu hiện cảm xúc.

- Những so sánh mới mẻ, hay hấp dẫn.

- Miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế

+ Nội dung:

* Ghi nhớ: SGK

IV. Luyện tập, củng cố

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm