Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 101

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 101: Lựa chọn trật tự từ trong câu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:Có một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể: Khả năng thay đổi trật tự từ và hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng lựa chọn trật tự từ khi nói, viết.

3. Thái độ: HS có ý thức lựa chọn trật tự từ khi nói, viết phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của mình.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực lựa chọn trật tự từ đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Trong một câu thường có nhiều từ. Khi tham giao tiếp, để dạt hiệu quả cao thì ta cần diễn đạt sao cho dễ hiểu, cho hay, nghĩa là phải sắp xếp từ ngữ sao cho phù hợp để diễn đạt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em lựa chọn trật tự từ trong câu để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD tìm hiểu VD (15’):

- Dùng bảng phụ, cho HS đọc VD.

- GV ghi câu in đậm bằng 4 băng giấy.

- Cho HS thảo luận nhóm, thống nhất cách chuyển vị trí các cụm từ trong câu in đậm để tạo ra một trật tự từ mới mà ý nghĩa của câu không thay đổi.

- HS thực hiện vào vở nháp 5’.

- GV gọi HS lên bảng chữa BT bằng cách thay đổi vị trí của 4 băng giấy.

? Câu in đậm này có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ mới?

- Cho HS ghi 6 cách vào vở.

- Cho HS đọc câu hỏi 2 và thảo luận nhóm để trả lời.

+ Lặp từ roi ở đầu câu -> Liên kết chặt chẽ với câu trước.

+ Đặt từ thét ở cuối câu -> Liên kết chặt chẽ với câu sau.

+ Cụm từ Gõ đầu roi xuống đất ở đầu câu -> Nhấn mạnh tính hung hăng của cai lệ.

- HS đọc câu hỏi 3 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:

? Hãy xác định tác dụng của việc thay đổi trật tự từ ở VD 1.

? Cách sắp xếp trật từ như trên có hiệu quả giống nhau không? (Không).

? Vậy từ đây, em rút ra yêu cầu gì khi đặt câu để nói, viết? (Phải lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp).

- GV chốt ý, cho HS đọc chi nhớ.

*HD tìm hiểu các tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ (10’):

- HS đọc VD.

? Ở 4 câu in đậm, mỗi cách sắp xếp có tác dụng gì?

- 4 tổ tìm hiểu theo nhóm và đại diện mỗi tổ lần lượt trình bày.

- Gv sửa chữa, cho HS ghi bài.

- HS đọc VD ở mục 2.

? Cách sắp xếp nào hay hơn, vì sao?

? Từ những tìm hiểu trên, em hãy cho biết tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.

I. Nhận xét chung:

* Xét câu in đậm trong VD – SGK:

* Nhận xét:

1. Câu in đậm có thêm 6 cách sắp xếp trật tự từ mới mà nội dung cơ bản của câu không thay đổi:

a. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.

b. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

c. Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

d. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

e. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

g. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

2. Cách sắp xếp trật tự từ như tác giả có tác dụng liên kết chặt chẽ giữa câu đó với câu trước, câu sau và nổi bật ý nghĩa của câu.

3. Tác dụng của việc thay đổi trật tự từ:

Tác dụng Câu

Liên kết với câu đứng trước

Liên kết với câu đứng sau

Nhấn mạnh sự hung hăng

1

+

+

2

3

4

+

5

+

6

+

+

+

* Ghi nhớ 1 – SGK / 111.

II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:

1. Xét các VD:

- “Đùng đùng, cai lệ giật phắt…”

- “ Chị Dậu xám mặt, vội…..”

=> Trình tự trước sau của hành động.

- “ Cai lệ và người nhà lí trưởng…” => Thứ bậc cao -> thấp

- “ roi song, tay thước và dây thừng” => Tương ứng với trật tự ở vế trước: Cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang thước và dây thừng.

2. So sánh tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ: (SGK).

=> Cách sắp xếp của Thép Mới có nhịp điệu hơn, đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm.

* Ghi nhớ 2 – SGK / 112.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm