Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 75

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 75: Ngắm trăng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn, tìm đến giao hòa với thiên nhiên. Thấy được phong thái ung dung, bản lĩnh cách mạng ở Bác.
  • Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường. Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bai học đường đời, đường cách mạng.
  • Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: Bình dị, tự nhiên, mang ý nghĩa sâu sắc.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.

3. Thái độ: HS biết ngưỡng mộ, kính trọng, tôn thờ Bác.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, chân dung Bác Hồ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: Các em đã được học hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, đã được hiểu về tình yêu thiên nhiên và ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của Bác Hồ. Bài học hôm nay, qua hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”, các em sẽ được timg hiểu thêm về vấn đề nói trên.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD đọc - tìm hiểu chung về VB (10’):

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét chính về hoàn cảnh ra đời tập “Nhật kí trong tù” và hai bài thơ “Ngắm trăng”“Đi đường”?

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu vui vẻ thoải mái trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc.

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết?

? Thể thơ?

? Tìm bố cục của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là thế ngào? (Khai – thừa – chuyển – hợp).

? Nhưng ở bài này thì có thể chia thành những nội dung nào?

- GV chuyển ý:

* Hướng dẫn đọc - phân tích VB theo bố cục (24’):

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt và phong thái ung dung, bản lĩnh cách mạng ở Bác.

- Đọc 1 câu thơ đầu.

? Câu thơ đầu nói lên điều gì ở nhà tù? (Thiếu thốn về vật chất).

? Uống rượu, ngắm trăng, ngắm hoa là thú vui mang tính chất NTN của người xưa? (Thú vui tao nhã, cuộc sống phong lưu, đầy đủ).

? Bác sống giữa chốn lao tù mà nghĩ đến những thú vui tao nhã của người xưa, chứng tỏ điều gì trong tâm hồn Bác?

? Đặt trong cả bài thơ thì câu thơ này có ý nghĩa gì? (Là một nghệ thuật trong việc làm thơ tả cảnh, tả tình của người xưa: Nói cái không có để chuẩn bị nói cái luôn sẵn có.)

- HS đọc câu thơ 2 (cả phiên âm Hán và cả câu thơ dịch)

? Câu thơ 2 trong bản phiên âm Hán có gì khác với câu thơ ở bản dịch? (Câu trong bản phiên âm thuộc kiểu câu nghi vấn. Câu trong bản dịch thuộc kiểu câu trần thuật).

? Mục đích của câu 2 trong bản phiên âm có phải để hỏi không? Nếu không thì để làm gì? Nói lên tâm trạng NTN?

? Câu thơ 3 cho thấy một hình ảnh NTN hiện ra? (Người yêu thiên nhiên, chủ động đến với thiên nhiên.)

? Câu thơ 4 dùng biện pháp nghệ thuật gì? (Nhân hóa).

? Tác dụng?

? Câu thơ 3, 4 ý thơ NTN với nhau? Tác dụng? (Đối – tạo sự hài hòa, cân đối của bức tranh ngắm trăng).

? Thảo luận nhóm: So sánh cảnh trăng sáng ở bài thơ này với cảnh trăng sáng ở những bài thơ khác của Bác mà em đã học?

- Ở bài “Nguyên Tiêu”: Trăng lồng lộng tràn ngập bầu trời, đầy ắp sắc xuân.

- Ở bài “Cảnh khuya”: Trăng đẹp kì ảo như một bức tranh.

- Ở bài này: Trăng tràn đầy sức sống, tạo phấn trấn rạo rực cho con người.

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ và tập “Nhật kí trong tù”:

- “Nhật kí trong tù” gồm 133 bài thơ rất đặc sắc, được Bác sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (Quảng Tây – Trung Quốc) khi Bác đi công tác cách mạng và bị bắt giam ở đây.

- Hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường” in trong tập “Nhật kí trong tù của Bác.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + tự sự.

4. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Cái không có trong cuộc ngắm trăng:

- Trong tù không rượu cũng không hoa.

-> Vật chất thiếu thốn.

=> Nói cái không có để chuẩn bị nói cái sẵn có; Một tâm hồn ung dung, thư thái; yêu đời, yêu thiên nhiên mãnh liệt, vượt lên hoàn cảnh.

2. Cái sẵn có trong cuộc ngắm trăng:

- “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” (Trước cảnh đẹp đêm nay không biết làm thế nào)

-> Tâm trạng xao xuyến, không cầm lòng được trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong đêm.

- “Nhân hướng song tiền vọng minh nguyệt.

Nguyệt tòng song khích ngắm thi gia”.

-> Người và thiên nhiên (trăng) hòa quyện thân thiết với nhau, quên mất cảnh ngộ tù đày.

=> Phong thái ung dung, bản lĩnh cách mạng ở Bác.

Đánh giá bài viết
1 1.783
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm