Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 98

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 98: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

  • Củng cố chắc hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.
  • Vận dụng những hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng những yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

3. Thái độ: HS có ý thức dùng các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ;hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Bài TLV trước các em đã được biết để bài văn nghị luận có sức thuyết phục cao thì phải có yếu tố biểu cảm. Bài hôm nay sẽ gúp các em luyện tập đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

* Hoạt động 2: Tiến hành:

* Hướng dẫn luyện tập:

*Bước 1: (44’)

- HS thảo luận nhóm, sắp xếp lại các luận điểm cho phù hợp, chặt chẽ hơn.

? Qua việc thảo luận, em thấy dẫn chứng trong bài văn chứng minh có vai trò NTN? (Quan trọng, nếu không có bằng chứng thì luận điểm không sáng tỏ được.)

? Nếu chỉ nêu dẫn chứng thì vấn đề có được sáng tỏ không?

? Vậy người viết cần nêu ra những gì? (Ý kiến, quan điểm của mình – Tức là nêu luận điểm.)

? Luận điểm phải được nêu ra NTN? (Rành mạch, đầy đủ, được sắp xếp một cách hợp lí).

? Vậy các em sắp xếp các luận điểm đã cho ở trang 108 NTN?

- Cho HS trình bày, GV sửa chữa và cho ghi vào vở.

*Bước 2: Hướng dẫn đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận:

Tiết 2 (45’).

- HS đọc đoạn văn ở mục a.

? Đoạn văn có tính thuyết phục nhờ yếu tố nào? (Các yếu tố biểu cảm).

? Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên?

- HS đọc đoạn văn ở mục b.

Mục tiêu: HS biết cách đưa yếu tố BC vào bài văn NL.

? Đoạn văn này trình bày luận điểm gì? (Những chuyến du lịch mang đến cho ta thật nhiều niềm vui.)

? Luận điểm gợi cho em cảm xúc gì?

? Đoạn văn trên đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?

? Em sẽ tăng cường yếu tố biểu cảm NTN cho đoạn văn thể hiện đúng cảm xúc của mình bằng những gợi ý đã cho.

- HS sửa đoạn văn; GV nhận xét, chỉnh sửa.

- Cho HS làm một đoạn trong đề trên.

I. Chuẩn bị: Đề bài: Sự bổ ích của các chuyến tham quan du lịch đối với HS.

II. Luyện tập:

1. Sắp xếp các luận điểm:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vai trò, tác dụng của những chuyến tham quan du lịch: Những chuyến tham quan du lịch mang lại nhiều bổ ích cho con người, đặc biệt là đối với học sinh.

b. Thân bài:

- Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta thêm sức khỏe.

- Về tình cảm:

+ Tìm thêm được niềm vui cho mình.

+ Bồi dưỡng thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương, đất nước.

- Về kiến thức:

+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều đã được học trong trường, lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.

+ Đem lại những bài học, có thể là những bài học không có trong sách vở, trong nhà trường.

c. Kết bài: - Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.

- Đề xuất kiến nghị nhà trường nên tổ chức những chuyến tham quan du lịch cho học sinh để các em có điều kiện bồi dưỡng thêm tâm hồn, tình cảm và bổ sung kiến thức cho bản thân, mai sau lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội.

2. Đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn nghị luận:

a. Xét đoạn văn ở mục a – SGK/ 108:

* Nhận xét: Đoạn văn có tính thuyết phục cao vì có các yếu tố biểu cảm: Các câu khẳng định, các từ ngữ biểu cảm, giọng văn biểu cảm.

b. Xét đoạn văn ở mục b – SGK/ 109: Trình bày luận điểm “Những chuyến du lịch mang đến cho ta thật nhiều niềm vui”.

* Nhận xét: Đoạn văn chưa có tính thuyết phục cao vì thiếu các yếu tố biểu cảm.

* Sửa lại: Đưa các yếu tố biểu cảm vào đoạn văn.

3. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận:

* Đề bài: Chứng minh rằng những bài thơ như Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương…đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.

Đánh giá bài viết
2 324
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm