Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 32
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 32: Nói giảm, nói tránh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS: Hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng nói giảm, nói tránh.
3. Thái độ: HS có ý thức dùng nói giảm, nói tránh khi cần thiết.
4. Hình thành năng lực: HS có năng lực sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đạt hiệu quả giao tiếp cao.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
* Hoạt động 1: Kiểm tra 15’: - GV viết câu hỏi lên bảng; - HS làm bài vào giấy kiểm tra và nộp bài sau 15 phút làm bài. | Trình bày khái niệm nói quá. Cho VD một câu có phép nói quá và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu đó. |
* Hoạt động 2: Dẫn dắt vào bài: (1’) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. | Trong văn thơ cũng như trong đời sống, có nhiều trường hợp nếu nói thẳng về sự việc nào đó thì sẽ thiếu tế nhị hoặc không hay. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cách nói bảo đảm được tính tinh tế trong giao tiếp, đó là nói giảm, nói tránh. |
*Hoạt động 3: Hình thành kiến thức cho HS: * HD tìm hiểu mục I (15’): Mục tiêu: HS nắm khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh: - GV? Từ việc chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết các cụm từ in đậm ở VD 1 có ý nghĩa gì? (chết). - GV? Tại sao tác giả không dùng từ “chết”? - GV? Tại sao nhà văn Nguyên Hồng không dùng từ khác đồng nghĩa với từ “Bầu sữa”? ? Cách nói ở 2 VD trong mục 3, cách nói nào tế nhị, nhẹ nhàng hơn? Vì sao? ? Thảo luận Hãy tìm những cách nói giảm, nói tránh trong thực tế đời sống mà em biết. ? Từ những VD trên, em hiểu NTN là nói giảm, nói tránh? ? Nói giảm, nói tránh có tác dụng gì? - HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý. | I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh: 1. Xét các cụm từ in đậm trong VD: - …, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, Cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác,… (Di chúc của Bác Hồ) - Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu – Bác ơi) -> Tránh gây cảm giác đau buồn. - Phải bé lại…, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ… (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu) -> Tránh những từ ngữ thô tục, thiếu lịch sự. - Dạo này con không được chăm chỉ lắm. -> Tránh lối nói thẳng, gây tự ái cho người nghe. 2. Kết luận: (Ghi nhớ - SGK, trang 108) |