Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 90

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 90: Bàn luận về phép học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh; đồng thời HS thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
  • Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn kết hợp với thực hành. Học tập cách lập luận của tác giả. Biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích tìm hiểu tác phẩm văn nghị luận cổ.

3. Thái độ: HS biết phát huy truyền thống hiếu học, lòng tự hào dân tộc.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, chân dung Nguyễn Thiếp; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Những văn bản trước các em đã được học các thể loại chiếu, hịch, cáo. Đặc điểm chung của các thể loại đó là gì? (Vua chúa ban bố mệnh lệnh, thông tin cho thần dân).

Hôm nay các em sẽ được học một thể văn cổ ngược lại với các thể loại trên, do dân gửi lên vua chúa, đó là thể loại tấu qua VB “Bàn luận về phép học”.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD đọc - tìm hiểu chung về VB (10’).

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét về Nguyễn Thiếp.

? Tại sao Nguyễn Thiếp làm quan dưới thời Lê Sơ đã từ quan lại đồng ý hợp tác với triều Tây Sơn (Quang Trung)? -> Nhận thức được đây là minh quân, Nguyễn Thiếp muốn góp sức cho đời.

? Tấu là thể văn NTN? Xuất xứ đoạn trích Bàn luận về phép học?

? Cùng với thể loại tấu, còn có thể loại nào nữa? (Nghị, biểu, sớ).

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý giọng điệu trang trọng; chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu. GV đọc mẫu và gọi HS đọc.

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao đây là VB nghị luận?

(Dùng lí lẽ để thuyết phục người đọc làm theo ý kiến của mình).

? Xác định bố cục của bài? Nội dung từng phần?

- Từ đầu -> Điều tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học và phê phán những sai lệch trong việc học.

- Tiếp -> Xin chớ bỏ qua: Bàn về cách học.

- Đoạn còn lại: Tác dụng của phép học đúng đắn.

- GV chuyển ý:

* HD đọc - phân tích VB theo bố cục (24’):

Mục tiêu: Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính. Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn kết hợp với thực hành. Học tập cách lập luận của tác giả.

? Qua hai câu đầu của VB, em hiểu Nguyễn Thiếp quan niệm NTN về việc học ?

? Em hiểu chữ “Đạo” mà Nguyễn Thiếp nói nghĩa là gì theo quan niệm xưa? (Đạo là đạo đức, nhân cách). -> Mang tư tưởng Nho giáo rõ rệt:

+ Đạo tam cương: Học để giữ đạo vua – tôi, cha – con, vợ – chồng.

+ Đạo ngũ thường: Học để sống và thực hiện 5 đức tính của con người: nhân, lễ nghĩa, trí, tín.

? (Thảo luận nhóm) Quan điểm trên có mặt nào tích cực, mặt nào còn hạn chế cần bổ sung thêm?

+ Tích cực: Học để rèn đạo đức, nhân cách.

+ Cần bổ sung: Học để tiếp thu tri thức KHKT, hiện đại.

? Tác giả nêu câu châm ngôn “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” – Nguyên văn là “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí” ở đầu câu như vậy có tác dụng gì? (Việc được giải thích bằng hình ảnh dễ hiểu -> Tăng tính thuyết phục).

- GV? Nêu mục đích của việc học, sau đó tác giả đề cập đến nội dung nào?

- GV? Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện sai trái trong việc học thời đó NTN?

- GV? Tam cương ngũ thường là gì? (Đạo đức, nhân cách gọi chung là đạo lí)

- GV? (Thảo luận nhóm) Liên hệ thực tế hiện nay, thế nào là lối học hình thức, cầu danh lợi?

- Học hình thức: Học thuộc lòng, học vẹt, học, học mà không có chất lượng.

- Học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, học để được nhàn nhã, để kiếm lợi cho bản thân.

- GV? Vậy tác giả đã đả kích điều gì?

- GV? Lối học trên có tác hại gì? (Chạy chọt, luồn cúi, hối lộ để được lên lớp, không có thực chất -> Ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước).

- GV? Đặc điểm lời văn trong đoạn này NTN? (Ngắn gọn, dễ hiểu).

- GV? Thái độ của tác giả ra sao? (Chân thành, cương quyết).

- GV? Từ những vấn đề trên, Nguyễn Thiếp đã đề ra quan điểm về phương pháp học tập đúng đắn NTN?

- GV? Khi bàn về cách học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào? ( cúi xin từ nay… theo điều học mà làm) .

- GV? Quan điểm của Nguyễn Thiếp có chỗ nào lỗi thời, chỗ nào còn rất phù hợp với thời đại hiện nay?

- Chỗ lỗi thời: Dùng Chu Tử làm chuẩn mực cho việc học.

- Chỗ còn phù hợp: Quan điểm mở rộng việc học cùng nhiều tầng lớp người học và học từ dễ đến khó, gắn học với hành.

- GV? Nguyễn Thiếp đã nêu tác dụng của việc học chân chính NTN?

- GV? Ông đã lập luận ý này theo quan hệ gì? Tác dụng? (Điều kiện – hệ quả -> Thấy rõ tác dụng của việc học đúng đắn).

- GV? Phần cuối bài lời nói của Nguyễn Thiếp với vua thể hiện thái độ gì? (Chân thành, khiêm nhường, giữ đạo vua – tôi).

* Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập (10’):

Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của VB.

- GV? Qua bài này, em hiểu NTN về mục đích và phương pháp học tập đúng đắn?

? Cách lập luận của tác giả NTN? (Ngắn gọn, chặt chẽ, dễ hiểu).

- GV? Hãy khái quát quá trình lập luận đó bằng một sơ đồ. (Mục đích chân chính của việc học -> Phê phán những sai trái trong việc học -> Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn trong học tập -> Tác dụng của việc học chân chính -> bày tỏ thái độ chân thành, tôn trọng đạo vua tôi.)

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý.

* Luyện tập: HS Thảo luận nhóm, làm BT.

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Thiếp (1723 -1804) quê ở tỉnh Hà Tĩnh, là người học cao, hiểu rộng, từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau từ quan về dạy học. Vua Quang Trung nhiều lần viết thư mời ông cộng tác. Ông ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước.

- Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến hoặc đề nghị, kiến nghị. “Bàn luận về phép học” trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung, tháng 8 - 1791.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức biểu đạt:ï Nghị luận + tự sự, biểu cảm.

4. Bố cục: 3 phần.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Bàn về việc học:

a. Mục đích học tập chân chính:

=> Học tập, con người mới trở thành tốt đẹp, có tác dụng trong xã hội.

b. Phê phán những sai lệch trong việc học:

- Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

- Không biết tam cương, ngũ thường.

=> Lối học để cầu danh lợi, cá nhân, không biết đạo lí.

* Tác hại: Chúa trọng nịnh thần, nước mất, nhà tan.

2. Quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập: (Bàn luận về cách học):

- Mở trường học ở khắp nơi, thầy trò tùy đâu tiện đấy mà đi học.

- Học từ dễ đến khó, học rộng rồi tóm gọn, theo điều học mà làm.

=> Quan điểm sáng suốt, luôn phù hợp với mọi thời đại.

3. Tác dụng của phép học đúng đắn:

Học thành -> Nhiều người tốt -> Triều đình ngay ngắn -> Thiên hạ thịnh trị.

=> Lập luận theo quan hệ điều kiện -> hệ quả -> Làm rõ tác dụng của việc học đúng đắn.

III . Tổng kết:

1. Nội dung:

2. Nghệ thuật:

=> * Ghi nhớ: (SGK-Tr 79)

IV . Luyện tập:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm