Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 9

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 9: Tức nước vỡ bờ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  • Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
  • Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.
  • Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

  • Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
  • Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
  • Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kỹ năng:

  • Tóm tắt văn bản truyện.
  • Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nông dân lương thiện. Có thái độ yêu ghét rạch ròi: Yêu lẽ phải, căm ghét cái ác, cái tàn nhẫn.

* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục

1. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật trong văn bản.

3. Tự nhận thức: Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân.

III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học

1. Thảo luận nhóm

2. Viết sáng tạo

IV. Chuẩn bị

1/ GV: SGK, nghiên cứu tài liệu liên quan, soạn giáo án, bảng phụ

2/ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

1/ Ổn định:

2/ Bài Cũ: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ?

3/ Bài mới:

Vào bài: Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ, cũng có quy luật "Có áp bức có dấu tranh". Quy luật này được thể hiện khá rõ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố. Chúng ta cùng tìm hiểu quy luật đó thể hiện như thế nào trong văn bản.

Hoạt động 1:I/ - Tìm hiểu chung

* Gv hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

- HS đọc chú thích

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả

HS nêu- Gv chốt nội dung cơ bản

? Em hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm

* GV hướng dẫn HS đọc,

GV gọi HS đọc phân vai -> nhận xét

HS hiểu một số chú thích khó

I/ - Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tác giả: Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân

Tác phẩm: Đoạn trích từ chương XVIII của tác phẩm

2. Đọc, hiểu từ khó:

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản

Hdẫn HS tìm hiểu 2 tuyến nhân vật

GV chia lớp thành hai nhóm

1. Tìm những chi tiết miêu tả thái độ,hành động của cai lệ và nhận xét ?

HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày

- Gv cho HS trình bày và nhận xét, GV chốt nội dung.

? Qua đó, em thấy cai lệ là người như thế nào.

2. Tìm những hành động, lời nói của chị Dậu (chú ý cách xưng hô) diễn biến tâm lí nhân vật

GV cho HS tìm, chú ý cách xưng hô, GV cho HS phân tích tâm lí của nhân vật.

HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày

?Nhận xét về nhân vật?

Cho HS trình bày, Gv chốt lại đặc điểm của nhân vật

? Do đâu chị Dậu có sức mạnh lạ lùng như vậy?

? Tìm hiểu nội dung đoạn trích em hiểu thế nào về nhan đề "Tức nước vỡ bờ" ?

GV cho HS trình bày

? Nhận xét giá trị nghệ thuật của văn bản?

nêu những thành công về nghệ thuật tác giả sử dụng trong văn bản

II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản

1. Nhân vật Cai Lệ:

-Hung bạo, dã man, tàn ác, thô lỗ

-> đại diện cho chế độ thực dân phong kiến.

2. Nhân vật chị Dậu:

- Mộc mạc, hiền dịu, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục nhưng không yếu đuối. Chị có sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng quyết liệt

- Có tình thương chồng tha thiết

- "Tức nước vỡ bờ" -> chân lí " có áp bức có đấu tranh".

3. Giá trị nghệ thuật của văn bản:

- Khắc hoạ tính cách nhân vật

- Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn

- Miêu tả linh hoạt sinh động

Đánh giá bài viết
5 1.007
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm