Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 65

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài Câu nghi vấn

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 65: Câu nghi vấn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn và các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng cảu câu nghi vấn là dùng để hỏi.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng câu nghi vấn.

3. Thái độ: HS có ý thức dùng từ, câu chính xác.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Trong đời sống thường ngày, các em vẫn gặp kiểu câu dùng để hỏi. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về kiểu câu này.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm hình thức, chức năng và cách dùng kiểu câu nghi vấn.

*HD tìm hiểu mục I (19’):

- Cho HS đọc các VD – SGK.

- GV? Dựa vào kiến thức tiểu học, hãy chỉ ra các câu nghi vấn trong VD đã cho.

- GV dùng bảng phụ ghi những câu nghi vấn để củng cố câu trả lời của HS.

- GV? Dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

- GV? Các từ nghi vấn thường là những từ nào đã học? (Đại từ để hỏi và tình thái từ nghi vấn).

- GV? Câu nghi vấn có chức năng chính là để làm gì?

- GV? Hãy đặt một số câu nghi vấn khác ngoài SGK.

- GV? Hãy cho ví dụ một số câu có hình thức câu nghi vấn nhưng không phải dùng để hỏi.

– HS Thảo luận nhóm, trả lời, GV nhận xét.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn:

1. Xét các câu trong đoạn văn:

a. Các câu nghi vấn:

- Sáng ngày người ta đấm u có đau không?

- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

=> Câu nghi vấn có các từ nghi vấn: không, sao, đâu, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ,…, thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

b. Chức năng chính: Câu nghi vấn dùng để hỏi.

2. Ghi nhớ: (SGK – tr 11)

* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (25’):

Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức lí thuyết để làm được BT, từ đó hình thành năng lực dùng từ cho mình.

- GV yêu cầu HS lên bảng làm BT; HS khác nhận xét; GV chốt.

1. BT 1: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó:

a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c. Văn là gì?; Chương là gì?

d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?; Đùa trò gì?; Cái gì thế?; Chị Cốc …đấy hả?

-> Câu có chứa các từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

2. BT 2: a. Căn cứ để xác định câu nghi vấn:

- Về hình thức: Có chứa các từ để hỏi.

- Về công dụng: dùng để hỏi.

b. Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” vì nếu thay như vậy thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. -> Không còn là câu hỏi.

3. BT 3: Không thể đặt dấu chấm hỏi cuối những câu đã cho vì đó không phải là những câu nghi vấn.

4. BT 4: Phân biệt ý nghĩa:

- Câu a. Hỏi trong trường hợp người hỏi chưa biết rõ người được hỏi có khỏe hay không khỏe.

- Câu b. Hỏi trong trường hợp người hỏi biết rõ người được hỏi đã hoặc đang bị bệnh.

5. BT 5: Khác nhau: - Về hình thức: Khác nhau về trật tự từ.

- Về ý nghĩa: Câu a hỏi khi chưa đi, b hỏi khi anh đã đi rồi.

6. BT 6: - Câu a đúng vì chưa biết chiếc xe nặng bao nhiêu.

- Câu b sai vì chưa biết rõ chiếc xe giá bao nhiêu thì không thể biết nó “rẻ thế ” được.

II. Luyện tập:

-------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 65. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm