Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 66

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 66: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.

3. Thái độ: HS có ý thức tìm ý và lập dàn ý trong làm văn.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực trình bày nội dung đoạn văn đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Trong khi làm bài TLV nói chung và văn thuyết minh nói riêng, kĩ năng viết đoạn văn là rất quan trọng vì đoạn văn là bộ phận để tạo nên bài văn. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu cách xây dựng một đoạn văn thuyết minh.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

Mục tiêu: HS biết cách trình bày nội dung đoạn văn TM.

*HD tìm hiểu cách trình bày đoạn văn thuyết minh (10’).

- Cho HS đọc đoạn văn a.

- GV? Câu chủ đề của đoạn là câu nào? Vì sao em biết là câu chủ đề?

- GV? Các câu còn lại có chức năng gì? Hãy nêu chức năng cụ thể của từng câu?

- GV? Đoạn văn được trình bày theo cách nào?

- HS đọc đoạn văn b.

- GV? Từ ngữ chủ đề là từ nào? Tại sao em biết đó là từ ngữ chủ đề?

- GV? Các câu còn lại có chức năng gì?

- GV? Đoạn văn trình bày theo cách nào?

* HD sửa đoạn văn TM: Bút bi (18’).

- HS đọc đoạn văn a.

? Đoạn văn trên có nhược điểm gì?

- GV? Nên sắp xếp các ý NTN cho phù hợp?

- GV? Nên dùng phương pháp nào để TM?

- GV? Có thể chia đoạn văn thành 2 ý lớn NTN? - HS Thảo luận nhóm, trả lời, GV nhận xét.

- HS đọc đoạn văn b.

- GV? Nên dùng phương pháp nào để thuyết minh?

- GV? Nên thuyết minh cái đèn bàn theo thứ tự NTN?

- Cho HS làm ra giấy nháp rồi trình bày, GV chỉnh sửa.

I. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:

* Cách sắp xếp các câu trong các đoạn văn:

- Đoạn văn a:

+ Câu chủ đề: Câu 1, có nội dung khái quát cả đoạn văn.

+ Các câu 2, 3, 4 tập trung làm rõ ý khái quát nêu ở câu chủ đề.

=> Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch.

- Đoạn văn b:

+ Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.

+ Các câu khác cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng.

=> Trình bày đoạn văn theo cách song hành.

II. Sửa đoạn văn thuyết minh:

1. Đoạn văn a:

- Khuyết điểm: Đoạn văn sắp xếp ý lộn xộn, không theo thứ tự hợp lí.

- Sửa lại: Dùng phương pháp phân loại phân tích để thuyết minh:

+ Cấu tạo của bút bi gồm: ruột, ngòi, vỏ, nắp bút. Cấu tạo, tác dụng của từng bộ phận.

+ Các loại bút bi: Gồm hai loại chính: Có nắp đạy và không có nắp đậy –đặc điểm, tác dụng của từng loại.

2. Đoạn văn b:

- Khuyết điểm: Đoạn văn sắp xếp ý không theo thứ tự hợp lí.

- Sửa lại: Dùng phương pháp phân loại, phân tích để thuyết minh: Cấu tạo của bàn đèn gồm đế đèn, trụ đèn, đui đèn, bóng đèn và chao đèn.

* Hoạt động 3: HD luyện tập (16’):

Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức lí thuyết để làm được BT, từ đó hình thành năng lực viết đoạn văn.

1. BT 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề: “Giới thiệu trường em”.

2. BT 2: Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề: “Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”.

* Ghi nhớ: (SGK – trang 15)

II. Luyện tập:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm