Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 71

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 71: Tức cảnh Pác Bó được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được tâm trạng vui, thích thú thật sự của Bác trong những ngày gian khổ ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là chiến sĩ say mê hoạt động cách mạng, vừa là một khách lâm tuyền ung dung hòa nhịp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
  • Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Lời thơ bình dị, cảm xúc sâu sắc,…

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.

3. Thái độ: HS biết ngưỡng mộ, kính trọng, tôn thờ Bác.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, chân dung Bác Hồ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Sau 30 năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, tháng 12 năm 1941, Bác bí mật về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bác sống ở hang Pác Bó, thuộc tỉnh Cao Bằng. Hoàn cảnh sống rất gian khổ nhưng lúc nào Bác cũng rất vui vì được trở về quê hương sau bao năm xa cách. Hôm nay các em sẽ được học một bài thơ rất đặc sắc mà Bác sáng tác trong thời kì sống ở hang Pác Bó, đó là bài “Tức cảnh Pác Bó".

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD đọc - tìm hiểu chung về VB (10’):

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

- GV? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét chính về Bác Hồ.

- GV? Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác năm nào, trong hoàn cảnh nào?

– Cho HS xem tranh SGK phóng to.

- GV? Người làm thơ khi có một sự việc, một cảnh tượng nào đó gây cảm hứng mà làm thơ thì bài thơ ấy gọi là tức cảnh. Vậy em hiểu NTN về tựa đề Tức cảnh Pác Bó? ( Cảnh núi rừng Pác Bó đã tạo cảm xúc để Bác cất thành lời thơ ở bài thơ này. Chứng tỏ Bác rất am hiểu về lối thơ truyền thống của dân tộc ta.)

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu vui vẻ thoải mái trong bài thơ. GV đọc mẫu và gọi HS đọc.

- GV? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết?

- GV? Thể thơ? So với hai bài thơ cảnh khuya và Rằm tháng giêng thì bài thơ này có gì khác hơn? (Vẫn tuân thủ các qui tắc chặt chẽ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi, phóng khoáng, mới mẻ.)

- GV? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần?

- GV chuyển ý:

* Hướng dẫn đọc - phân tích VB theo bố cục (24’):

Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của bài thơ, từ đó hiểu được tâm trạng bức bối và niềm khát khao tự do của nhà thơ.

- GV- Đọc câu thơ đầu và cho biết biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Tác dụng?

- GV? Câu thơ này biểu hiện cuộc sống NTN của Bác ở hang Pác Bó.

- GV? Đọc câu thơ 2 và cho biết bẹ là gì? Ở Cà Mau gọi là gì? Cho thấy cảnh sống và sinh hoạt của Bác ở đây NTN ?

- GV? Giọng điệu hai câu thơ đầu NTN? (Nhẹ nhàng, êm ái)

- GV? Giọng điệu này phản ánh tâm hồn của Bác NTN? (Yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống).

- GV? Đọc câu thơ 3 và cho biết điều kiện làm việc của Bác NTN? (Tạm bợ).

- GV? Chông chênh nghĩa là gì? (Đặt ở vị trí cao, không vững chắc).

- GV? Từ chông chênh thuộc từ loại nào các em đã học? (Tượng hình). Tác dụng gì? (Gợi tả cảnh làm việc tạm bợ).

- GV? Trong câu này, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? (Đối ý: Điều kiện làm việc tạm bợ > < Công việc quan trọng.)

- GV? Dịch sử đảng mà Bác nói đến là đảng nào? (Đảng cộng sản Liên Xô, Bác dịch để làm tài liệu giảng dạy chính trị cho án bộ đảng viên trong trung ương, chính phủ.)

- GV? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu gì về lối sống, tâm hồn, tình cảm của Bác?

- HS đọc câu thơ cuối.

- GV? Thảo luận nhóm. Các em hiểu cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ NTN? (Sang về mặt tinh thần chứ không sang về mặt vật chất).

- GV? Qua cái sang ở câu cuối bài thơ, em hiểu NTN về tâm hồn, phong thái của Bác?

- GV? Hãy tìm thêm một số bài thơ, câu thơ của Bác nói lên cuộc đời cách mạng sống vui vẻ, hòa hợp với thiên nhiên. (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)“Ngắm trăng”, “Đi đường” sắp được học; “Cảnh rừng Việt Bắc”, …

- GV? Trong bài “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi cũng ca ngợi thú “Lâm tuyền” (Thú vui được sống giữa núi rừng). Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau? Thảo luận nhóm (Nguyễn Trãi trốn đời, đi ở ẩn / Bác đi hoạt động cách mạng, do hoàn cảnh mà phải hoạt động bí mật.)

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- Bác Hồ là một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta, một danh nhân văn hóa của thế giới.

- Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được Bác sáng tác năm 1941, khi Bác công tác cách mạng ở Pác Bó, Cao Bằng.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả.

4. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

5. Bố cục: 2 phần:

- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó.

- Cảm nghĩ của Bác.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó:

- Sáng ra bờ suối tối vào hang.

-> Phép đối -> hoạt động đều đặn, của Người; sự gắn bó hài hòa giữa người và thiên nhiên.

-> Cuộc sống hài hòa, thư thái và luôn làm chủ hoàn cảnh.

-> Cảnh sống, sinh hoạt và làm việc rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất.

=> Trong gian khổ vẫn ung dung, thư thái, vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên và con người Pác Bó.

2. Cảm nghĩ của Bác:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

=> Tinh thần của người cách mạng không bị khuất phục trước khó khăn gian khổ. Sang vì được sống giữa thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.

=> Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm