Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngữ pháp Unit 5 lớp 6: Things I do

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 6 Unit 5: Things I do giúp các em nắm được cấu trúc của thì hiện tại đơn với động từ TOBE, cấu trúc thì hiện tại đơn với động từ thường, cách dùng, dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn, bài tập thì hiện tại đơn có đáp án, giới từ chỉ thời gian: AT, ON, IN.....

A. Thì hiện tại đơn - The simple present

I - CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI VỚI ĐỘNG TỪ "TO BE"

Đối với cấu trúc của các THÌ, ta chỉ cần quan tâm đến chủ ngữ và động từ chính, còn các thành phần khác như tân ngữ, trạng từ,... thì tùy từng câu mà có cấu trúc khác nhau.

TA CÓ: "to be" ở hiện tại có 3 dạng: am/ is/ are

1. Khẳng định:

S + is/ am/ are

- Trong đó: S (subject): Chủ ngữ

*CHÚ Ý:

- Khi S = I + am

- Khi S = He/ She/ It + is

- Khi S = We, You, They + are

Ví dụ:

I am a teacher. (Tôi là một giáo viên.)

She is very young. (Cô ấy rất trẻ.)

We are friends. (Chúng tôi là bạn bè.)

Ta thấy với chủ ngữ khác nhau động từ "to be" chia khác nhau.

2. Phủ định:

S + am/ is/ are + not

* CHÚ Ý:

- am not: không có dạng viết tắt

- is not = isn't

- are not = aren't

Ví dụ: I am not a good student. (Tôi không phải là một học sinh giỏi.)

She isn't my sister. (Cô ấy không phải là chị gái của tôi.)

They aren't Vietnamese. (Họ không phải là người Việt Nam.)

3. Câu hỏi:

Am/ Is/ Are + S ?

Trả lời: Yes, I + am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.

No, I + am not. – No, he/ she/ it + isn't. – No, we/ you/ they + aren't.

Ví dụ: Are you a student? - Yes, I am/ No, I am not.

Am I a bad person? - Yes, you are./ No, you aren't.

Is he 19 years old? - Yes, he is./ No, he isn't.

II - CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

1. Khẳng định:

S + V(s/ es)

Trong đó: - S (subject): Chủ ngữ

- V (verb): Động từ

* CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều thì ĐỘNG TỪ ở dạng NGUYÊN THỂ

- S = He, She, It, danh từ số ít thì ĐỘNG TỪ thêm "S" hoặc ES"

* Ví dụ:

- They go to work by bus every day. (Họ đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)

Trong câu này, chủ ngữ là "They" nên động từ chính "go" ta để ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.

- She goes to work by bus every day.(Cô ấy đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)

Trong câu này, chủ ngữ là "She" nên động từ chính "go" phải thêm "es".

(Ta sẽ tìm hiểu về quy tắc thêm "S" hoặc "ES" sau động từ ở phần sau.)

2. Phủ định:

S + don't/ doesn't + V(nguyên thể)

Ta có: - don't = do not

- doesn't = does not

CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều - Ta mượn trợ động từ "do" + not

- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ "does" + not

- Động từ (V) theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.

* Ví dụ:

- We don't go to school on Sunday. (Chúng tôi không đến trường vào ngày Chủ Nhật.)

Trong câu này, chủ ngữ là "We" nên ta mượn trợ động từ "do" + not (don't), và động từ "go" theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.

- He doesn't visit his grandparents regularly. (Anh ấy không đến thăm ông bà thường xuyên)

Trong câu này, chủ ngữ là "He" nên ta mượn trợ động từ "does" + not (doesn't), và động từ "visit" theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.

3. Câu hỏi:

Do/ Does + S + V(nguyên thể) ?

Trả lời: Yes, I/ we/ you/ they + do./ No, he/ she/ it + does.

No, he/ she/ it + doesn't./ No, he/ she/ it + doesn't.

CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều - Ta mượn trợ động từ "Do" đứng trước chủ ngữ

- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ "Does" đứng trước chủ ngữ

- Động từ chính trong câu ở dạng NGUYÊN THỂ

* Ví dụ:

- Do you stay with your family? (Bạn có ở cùng với gia đình không?)

- Yes, I do./ No, I don't.(Có, tớ ở cùng với gia đình./ Không, tớ không ở cùng.)

Trong câu này, chủ ngữ là "you" nên ta mượn trợ động từ "Do" đứng trước chủ ngữ, động từ chính "stay" ở dạng nguyên thể.

- Does your father like reading books? (Bố của bạn có thích đọc sách không?)

Yes, he does./ No, he doesn't. (Có, ông ấy có thích đọc sách./ Không, ông ấy không thích.)

Trong câu này, chủ ngữ là "your father" (tương ứng với ngôi "he") nên ta mượn trợ động từ "Does" đứng trước chủ ngữ, động từ chính "like" ở dạng nguyên thể.

II - CÁCH SỬ DỤNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

1. Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hay một thói quen.

* Ví dụ:

- I brush my teeth every day. (Tôi đánh răng hàng ngày.)

Ta thấy việc đánh răng được lặp đi lặp lại hàng ngày nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Vì chủ ngữ là "I" nên động từ "brush" ở dạng nguyên thể.

- My mother usually goes to work by motorbike. (Mẹ tôi thường đi làm bằng xe máy)

Việc đi làm bằng xe máy cũng xảy ra thường xuyên nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là "my mother" (tương ứng với "she") nên động từ "go" thêm "es".

2. Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.

* Ví dụ:

- The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt trời mọc đằng Đông, và lặn đằng Tây)

Đây là một sự thật hiển nhiên nên ta sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Chủ ngữ là "the sun" (số ít, tương ứng với "it") nên động từ "rise" và "set" ta phải thêm "s".

3. Diễn tả sự việc sẽ xảy xa theo lịch trình, thời gian biểu rõ ràng như giờ tàu, máy bay chạy.

Ví dụ:

- The train leaves at 5 pm today. (Tàu sẽ rời đi vào lúc 5h chiều ngày hôm nay.)

- The flight starts at 9 am tomorrow. (Chuyến bay sẽ bắt đầu vào lúc 9h sang ngày mai.)

Mặc dù việc "tàu rời đi" hay "Chuyến bay bắt đầu" chưa xảy ra nhưng vì nó là một lịch trình nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Chủ ngữ là "the train" và "the flight" (số ít, tương ứng với "it") nên động từ "leave" và "starts" ta phải thêm "s".

4. Diễn tả suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác.

Ví dụ:

- I think that your mother is a good person. (Tôi nghĩ rằng mẹ bạn là một người tốt.)

Động từ chính trong câu này là "think" diễn tả "suy nghĩ" nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là "I" nên động từ "think" không chia và ở dạng nguyên thể.

- She feels very tired now. (Bây giờ cô ấy cảm thấy rất mệt.)

Động từ "feel" có nghĩa là "cảm thấy" chỉ cảm giác nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là "she" nên động từ "feel" phải thêm "s".

III - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

* Khi trong câu có các trạng từ chỉ tần suất:

- always: Luôn luôn

- usually: Thường thường

- often: Thường

- sometimes: Thỉnh thoảng

- rarely: Hiếm khi

- seldom: Hiếm khi

- every day/ week/ month/ year: Hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng/ hàng năm

- once: Một lần (once a week: một tuần 1 lần)

- twice: Hai lần (twice a month: hai lần một tháng)

- three times: Ba lần (three times a day: 3 lần 1 ngày)

* CHÚ Ý:

- Chú ý: từ "ba lần" trở lên ta sử dụng: số đếm + times

Ví dụ: She goes to the cinema four times a month. (Cô ấy đi xem phim 4 lần 1 tháng)

* Vị trí của trạng từ chỉ tuần suất trong câu:

- Các trạng từ: always, usually, often, sometimes, rarely, seldom - đứng trước động từ thường, đứng sau động từ "to be" và trợ động từ.

Ví dụ: - He rarely goes to school by bus. (Anh ta hiếm khi đi học bằng xe bus)

- She is usually at home in the evening. (Cô ấy thường ở nhà vào buổi tối.)

- I don't often go out with my friends. (Tôi không thường đi ra ngoài với bạn bè)

IV - QUY TẮC THÊM "S" HOẶC "ES" SAU ĐỘNG TỪ

1. Thông thường ta thêm "s" vào sau các động từ.

Ví dụ:

work - works

read - reads

speak - speaks

love - loves

see - sees

drink - drinks

2. Những động từ tận cùng bằng: - s; - sh; - ch; - z; - x; - o ta thêm "es".

Ví dụ:

miss - misses

watch - watches

mix - mixes

wash - washes

buzz - buzzes

go - goes

3. Những động từ tận cùng là "y":

+ Nếu trước "y" là một nguyên âm (a, e, i, o, u) - ta giữ nguyên "y" + "s"

Ví dụ: play - plays buy - buys pay - pays

+ Nếu trước "y" là một phụ âm - ta đổi "y" thành "i" + "es"

Ví dụ: fly - flies cry - cries fry - fries

4. Trường hợp đặc biêt:

Ta có: have - has

Động từ "have" khi đi với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít sẽ không thêm "s" mà biến đổi thành "has".

Ví dụ: They have two children. (Họ có 2 người con.)

She has two children. (Cô ấy có 2 người con.)

V - BÀI TẬP LUYỆN TẬP VỀ THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

Bài 1: Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc ở thì hiện tại đơn.

1. Mary (walk) to work every day.

2. We often (be) at home on summer holiday.

3. My sister (not love) Maths.

4. My brother (study) English every night.

5. The Earth (go) around the Sun.

6. The plane (take) off at 4 pm this weekend?

7. My mother (sweep) the floor every afternoon.

8. I (not use) this car regularly.

9. Mary and Peter usually (go) to the cinema together?

10. They often (not watch) TV.

Bài 2: Biến đổi các câu sau sang câu phủ định, câu hỏi và trả lời câu hỏi đó.

1. Her mother wakes up at 6.30 in the morning.

2. Mary is an intelligent girl.

3. Peter has lunch at school.

4. They often have breakfast at 7 o'clock.

5. It is very hot today.

VI - ĐÁP ÁN CÓ GIẢI THÍCH CHI TIẾT

Bài 1:

1. Mary (walk) to work every day.

- walks (Giải thích: Vì chủ ngữ "Mary" là ngôi thứ 3 số ít (tương ứng với chủ ngữ "she") nên động từ "walk" phải thêm "s")

2. We often (be) at home on summer holiday.

- are (Giải thích:Câu này ta cần chia động từ "to be". Vì Chủ ngữ là "We" nên động từ "to be" chia là "are". "often" là trạng từ chỉ tần suất nên phải đứng sau "to be".)

3. My sister (not love) Maths.

- doesn't love (Giải thích: Đây là câu phủ định vì có "not". Với chủ ngữ "là ngôi thứ 3 số ít (tương ứng với chủ ngữ "she") nên ta mượn trợ động từ "does" + not. Động từ "love" ở dạng nguyên thể.)

4. My brother (study) English every night.

- studies (Giải thích: Vì chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít nên động từ "study" phải thêm "es". Theo qui tắc: động từ tận cùng là "y" trước "y" là một phụ âm "d", ta phải đổi "y" - > "i" rồi thêm "es".)

5. The Earth (go) around the Sun.

- goes (Giải thích: Chủ ngữ "the Earth" là ngôi thứ 3 số ít nên động từ "go" phải thêm "es".)

6. The plane (take) off at 4 pm this weekend?

- Does the plane take ( Giải thích: Ta thấy đây là một câu hỏi. Vì chủ ngữ "the plane là ngôi thứ 3 số ít nên ta mượn trợ động từ "does" đứng trước chủ ngữ. Động từ "take" ở dạng nguyên thể.)

7. My mother (sweep) the floor every afternoon.

- sweeps (Giải thích: Vì chủ ngữ "my mother" là ngôi thứ 3 số ít nên động từ "sweep" phải thêm "s".)

8. I (not use) this car regularly.

- don't use (Giải thích: Đây là một câu phủ định vì có "not" nên ta phải mượn trợ động từ "do" + not với chủ ngữ là "I". Động "use" theo sau phải ở dạng nguyên thể.)

9. Mary and Peter usually (go) to the cinema together?

- Do Mary and Peter usually go (Giải thích: Đây là một câu hỏi. Vì chủ ngữ "Mary and Peter" là số nhiều nên ta mượn trợ động từ "do" đứng trước chủ ngữ. Động từ "go" phải ở dạng nguyên thể.)

10. They often (not watch) TV.

- don't often watch (Giải thích: Đây là câu phủ định. Vì chủ ngữ là "They" nên ta mượn trợ động từ "do" + not. Động từ "watch" theo sau ở dạng nguyên thể. Trạng từ chỉ tần suất "often" phải đứng sau trợ động từ và đứng trước động từ chính.)

Bài 2:

1. Her mother wakes up at 6.30 in the morning.

- Her mother doesn't wake up at 6.30 in the morning.

- Does her mother wake up at 6.30 in the morning?

Yes, she does./ No, she doesn't.

2. Mary is an intelligent girl.

- Mary isn't an intelligent girl.

- Is Mary an intelligent girl?

Yes, she is./ No, she isn't.

3. Peter has lunch at school.

- Peter doesn't have lunch at school.

- Does Mary have lunch at school?

Yes, she does./ No, she doesn't.

4. They often have breakfast at 7 o'clock.

- They don't often have breakfast at 7 o'clock.

- Do they often have breakfast at 7 o'clock?

Yes, they do./ No, they don't.

5. It is very hot today.

- It isn't very hot today.

- Is it very hot today?

Yes, it is./ No, it isn't.

B. Giới từ chỉ thời gian: AT, ON, IN (prepositions of time)

Ba giới từ at, on, in có nhiều cách sử dụng rộng rãi, tuy nhiên trong phần này, mình sẽ chỉ trình bày cách sử dụng 3 giới từ này để chỉ thời gian.

1. Giới từ at (có nghĩa là lúc) được sử dụng với:

Giờ

- We have lunch at eleven thirty.

Chúng tôi ăn trưa lúc 11 giờ 30.

Tuổi

- He will go to school at (the age of) five.

Thằng bé sẽ đi học lúc 5 tuổi.

Ngoại lệ: Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt với giới từ at.

At night: về đêm At Christmas: vào lễ Giáng Sinh

At Easter: vào lễ Phục Sinh At the weekend: vào ngày cuối tuần

2. Giới từ on (có nghĩa là vào) được sử dụng với:

Ngày

- I have history on Thurdays.

Tôi có tiết Lịch sử vào thứ Năm.

- Our school begin on September 5th.

Trường chúng tôi khai giảng vào mùng 5 tháng 9.

Buổi của ngày trong tuần (Monday morning/ afternoon/...)

- On Monday morning, we have English.

Chúng tôi có tiết tiếng Anh vào sáng thứ Hai.

3. Giới từ in (có nghĩa là vào) được sử dụng với:

Tháng, năm hay khoảng thời gian dài hơn

- Our schools begin in September.

Trường chúng tôi bắt đầu vào tháng Chín.

- There will be a new school in this city in 2017.

Sẽ có một ngôi trường mới ở thành phố này vào năm 2017.

Buổi của ngày (in the morning/ afternoon/...)

- We don't go to school in the evening.

Chúng tôi không đi học vào buổi tối.

- In the afternoon, he comes back home and takes a rest.

Buổi trưa, anh ấy về nhà và nghỉ ngơi.

C. Cấu trúc hỏi ngày với What day...? trong tiếng Anh

Hỏi ngày: What day + be + it?

Các em sử dụng mẫu câu trên để hỏi ngày trong tuần. Ví dụ:

- What day is it? (Đó/ Hôm nay là thứ mấy?)

It's Monday.

- What are the days of a week? (Các ngày trong tuần là những ngày nào?)

They're Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday.

- What day is today? (Hôm nay là thứ mấy?)

It's Friday.

D. Cấu trúc hỏi thời gian học môn học nào trong tiếng Anh

Hỏi môn học

Để hỏi về môn học, các em có nhiều cách hỏi như sau:

- What day do you have English?

Thứ mấy bạn có tiết tiếng Anh?

I have English on Monday and Thursday.

Mình có tiết tiếng Anh vào thứ Hai và thứ Ba.

- When do you have literature?

Khi nào bạn có môn văn?

I have it on Tuesday and Friday.

Tôi có tiết văn vào thứ Ba và thứ Sáu.

- Which classes do you have on Friday?

Bạn có các tiết học gì vào thứ Sáu?

I have literature and math.

Tôi có các tiết văn và toán.

Dưới đây là danh sách liệt kê tên các môn học:

Tiếng Anh: English

Toán: Mathematics (viết tắt Maths hoặc Math)

Văn học: Literature

Ngoại ngữ: Foreign language

Vật lý: Physics

Hóa: Chemistry

Sinh học: Biology

Lịch sử: History

Địa lý: Geography

Công nghệ thông tin: Information Technology

Mỹ thuật: Fine Art

Kỹ thuật: Engineering

Tin học: Informatics

Công nghệ: Technology

Chính trị học: Politics

Tâm lý học: Psychology

Âm Nhạc: Music

Thủ công: Craft

Thiên văn học: Astronomy

Kinh tế học: Economics

Khoa học xã hội: Social Science

Thể dục: Physical Education

Giáo dục tôn giáo: Religious Education

Triết học: Philosophy

Các bữa ăn trong ngày

E. Cấu trúc hỏi về Các bữa ăn (breakfast, lunch,...)

Để diễn đạt cách nói ăn bữa gì, các em sử dụng have/ has + tên bữa ăn. Trong tiếng Anh có các bữa ăn chính sau:

breakfast: bữa sáng

second breakfast: bữa sáng thứ hai

brunch: bữa ăn sáng của những người dậy muộn, là bữa trưa luôn

elevenses: xế sáng (cà phê/ trà + đồ ăn nhẹ của người Anh)

lunch: bữa trưa bình thường

luncheon: bữa trưa trang trọng

tea - time: xế chiều (của người Anh)

dinner: bữa tối

supper: bữa ăn lót dạ buổi chiều (với người Mỹ - Canada là bữa tối)

midnight - snack: ăn khuya, supper cũng được dùng với nghĩa này

Ví dụ:

- I have breakfast at seven. Tôi ăn sáng vào lúc 7 giờ.

Để hỏi xem ai đó ăn trưa, sáng,... vào lúc mấy giờ, các em sử dụng: What time + do/ does + S + have breakfast/ lunch/...?

- What time do you have lunch? Bạn ăn trưa khi nào vậy?

I have lunch at 11.30.

Trên đây là Ngữ pháp - Grammar tiếng Anh Unit 5 lớp 6 Things I do chi tiết nhất. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu học tốt Tiếng Anh lớp 6 khác như: Để học tốt Tiếng Anh 6, Trắc nghiệm trực tuyến Tiếng Anh 6, Đề thi học kì 1 lớp 6, Đề thi học kì 2 lớp 6,.... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Bên cạnh việc tương tác với VnDoc qua fanpage VnDoc.com, mời bạn đọc tham gia nhóm học tập tiếng Anh lớp 6 cũng như tiếng Anh lớp 7 - 8 - 9 tại group trên facebook: Tiếng Anh THCS.

Đánh giá bài viết
32 7.493
Sắp xếp theo

    Tiếng Anh phổ thông

    Xem thêm