Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về con lợn

Thuyết minh về con lợn được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Đây là chủ đề hay trong chương trình THCS về những con vật nuôi. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, cũng như phát triển thêm cho bài văn của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

Thuyết minh về con lợn - Bài tham khảo 1

Trong cuộc sống, mỗi con vật lại mang những ý nghĩa và vai trò riêng biệt trong cuộc sống của con người. Nếu như con gà như chiếc đồng hồ báo thức mỗi sớm mai giúp mọi người tỉnh giấc, con mèo lại giúp mọi người bắt chuột để nó không phá phách, thì con lợn lại đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó.

Lợn được thuần hóa từ lợn rừng. Trước đây, các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ đã cho rằng lợn được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cùng khoảng thời gian này tại Trung Quốc. Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Cho đến ngày này, lợn càng ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành con vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam. Ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều giống lợn phổ biến như lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách,… Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triện mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn thân màu đen, chân ngắn, bụng sệ khiến cho lưng lúc nào cũng võng xuống trông rất nặng nề khó di chuyển. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi ki lô gam. Mỗi lứa lợn có thể đẻ tới hàng chục con. Mỗi con sinh ra nhỏ nhắn khoảng ba, bốn ki lô gam, thường có màu hồng trông rất đẹp. Những con lợn nằm thành từng đàn nung núc vây quanh mẹ. Đôi mắt lợn tròn, to đen, cái miệng dài khi ăn thức ăn thì nó sục vào máng húp tạo ra tiếng kêu rất to.

Thuyết minh về con lợn

Lợn là một con vật rất dễ nuôi, chúng thường ăn bèo cái, cám lỏng hay khoai thái nhỏ nấu với cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau mưống hoặc cây chuối băm nhỏ. Người ta thường nói rằng con lợn rất lười, chỉ có ăn xong rồi nằm ườn ra chả làm việc gì cả có lẽ bởi chúng không có những đặc điểm giống như những loài động vật khác. Lợn có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của con người. Lợn là một con vật gần gũi và thân thiết với con người, nó như người bạn chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Thịt lợn ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng, dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ. Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Thịt lợn người ta còn dùng để làm những loại bánh ngon, nổi tiếng. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon… Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Không chỉ lấy thịt mà người ta còn dùng phân của lợn làm phân bón cho cây trồng rất tốt. Không những thế lợn cũng mang thế giới tâm linh bởi vì nó nằm trong 12 con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, lợn được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa lợn Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây Du Ký. Đối với Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con lợn trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực bởi người ta nghĩ đến sự lười biếng của chúng. Hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều dịch bệnh nên mọi người cần có cách chăm sóc và đề phòng đúng cách, tránh để vật nuôi mắc bệnh sẽ làm cho kinh tế giảm sút. Hãy dọn dẹp chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, khô ráo thoáng mát, cho ăn đúng cách.

Lợn là một con vật mang vẻ đẹp giản dị của đời sống con người Việt Nam vì thế hãy yêu quý, gắn bó thân thiết và coi nó như một người bạn của người dân quê nhé.

Thuyết minh về con lợn - Bài tham khảo 2

Cuộc sống của con người sẽ trôi đi tẻ nhạt và buồn chán biết bao nếu như không có những con vật để bầu bạn. Nếu như những chú mèo nhỏ xinh là con vật cưng của nhiều người, chú chó là người canh dữ dũng cảm thì chú lợn hiền lành, đáng yêu luôn đem lại cho người ta những giây phút thư giãn và yêu đời.

Chắc hẳn là ai cũng nhận biết được loài vật này, lợn đã trở thành một con vật nuôi quen thuộc với chúng ta. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, đầu tiên do con người săn bắn và hái lượm, họ bắt được lợn rừng và đem về nuôi. Dần dần con người ý thức và chọn lựa những con lợn tốt để nuôi còn những con kém chất lượng có thể giết thịt ngằm cung cấp thực phẩm. Tổ tiên của lợn chính là lợn rừng, Voncopvialov cho rằng lợn nhà được tạo ra từ các giống lợn rừng châu Âu và châu Á.

Các giống lợn được phân thành các giống lợn chính và các giống lợn phụ. Ở rừng châu Á và châu Âu có tới bốn giống lợn chính và 25 giống lợn phụ. Lợn ngày nay được tạo thành ba giống lợn phụ của châu Á là Sus orientalis, Sus vitatus, Sus crytatus và một giống lợn châu Âu Sus crofa. Lợn rừng và lợn hoang dã cũng là những giống lợn khác nhau ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Lợn nước hoặc lợn đầm lầy là giống lợn thích nghi như các động vật bán thủy sinh.

Lợn thuộc vào thứ có guốc. Kích cỡ và hình dạng của lợn thường thay đổi khác nhau tùy theo từng giống. Đầu và toàn thân lợn có thể dài đến 190500mm, đuôi dài từ 35- 450mm. Lợn trưởng thành cơ thể nặng tới 350kg. Mắt của chúng nhỏ và dẹt, nằm cao trên hộp sọ. Tai của lợn khá dài và rủ xuống với một núm lông nắm gần đầu mút. Hộp sọ của lợn thường dàu và có một điểm chấm khá bằng phẳng. Mũi của lợn to bằng bàn tay nắm lại và khá linh động. Cả bốn chân của lợn đều có móng nhưng nó chỉ thể hiện chức năng trong vận động ở các ngón giữa. Những chú lợn khoác lên mình bộ áo màu trắng phớt hồng, điểm xuyết một vài chiếc lông trắng.

Lợn được nuôi để lấy thịt có chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỉ lệ mỡ cao trong thân thịt. Lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn, giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Ngoài ra thịt lợn vốn là loại thực phẩm có giá cao, ổn định trên thị trường. Lợn có rất nhiều đóng góp giá trị cho đời sống của con người. Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người. Da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ…. Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt hông khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người.

Sau khi được thuần hoá, lợn sớm trở thành một món hàng có giá trị cho việc kinh doanh và buôn bán. Trước khi tiền tệ xuất hiện, con người đã tiến hành trao đổi lợn để lấy các loại hàng hóa khác. Quá trình thương mại diễn ra cũng có nghĩa là con lợn bắt đầu có giá trị kinh tế. Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu gia đình nông dân trên thế giới. Các sản phẩm này đã ảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như: thương mại, vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn và nhiều lĩnh vực khác nữa. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích cầu đối với các ngành chế biến thức ăn, sản xuất con giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Khi lợn có giá trị kinh tế, chúng là một hình thức tiết kiệm cho người dân.

Lợn đã được xem là một loài vật nuôi có tầm quan trọng không chỉ vì giá trị thức ăn mà còn có các giá trị văn hoá độc đáo. Điều này được thể hiện trong các bài hát, thơ ca, tranh ảnh hội hoạ, sách. Lợn được xem là có các đặc tính của con người. Nó được thể hiện là các đấng anh hùng hay là kẻ hung dữ trong các chuyện ngụ ngôn.

Những con lợn đem lại nguồn lợi không hề nhỏ cho người dân và mang những giá trị tinh thần to lớn. Vì vậy, ta cần chăm sóc và yêu quý loài vật này.

Thuyết minh về con lợn - Bài tham khảo 3

Mở bài Thuyết minh về con lợn Việt Nam

Lợn là loài vật nuôi xuất hiện từ xa xưa trong đời sống của người dân nước ta. Sự tích bánh chưng bánh giầy kể rằng hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh để làm ra bánh chưng dâng lên vua cha là Hùng Vương thứ mười sáu và cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương. Tranh lợn Đông Hồ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc cũng góp phần thể hiện nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi của người Việt cổ.

Thân bài Thuyết minh về con lợn Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều giống lợn. Nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thường nuôi giống lợn ỉ, toàn thân màu đen, hoặc có khoang trắng, lông thưa, mõm ngắn, lưng võng, bụng sệ, chân nhỏ và thấp. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi kí lô. Mỗi lứa, lợn nái có thể đẻ tới hàng chục con.

Lợn ỉ rất dễ nuôi. Chúng thường ăn bèo cái, khoai nước xắt nhỏ nấu chung với tấm cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau muống hoặc cây chuối băm nhỏ. Thịt lợn ỉ rất ngon, da mỏng, thịt nạc mềm và ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Các gia đình ở nông thôn mỗi năm nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm con, vừa có phân bón ruộng, vừa là nguồn thu nhập đáng kể.

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc hay nuôi lợn Móng Cái, thân nhỏ, mõm dài, lông cứng và nặng chỉ độ dăm chục kí. Lợn Móng Cái có thể nuôi theo kiểu thả rông, không cần chuồng trại và chúng ăn được nhiều loại thức ăn dễ kiếm, do đó thích hợp với kiểu chăn nuôi gia đình tự cung tự cấp.

Trong vài chục năm gần đây, quy mô ngành chăn nuôi của nước ta phát triển khá mạnh. Nhiều giống lợn ngoại được nhập và nuôi theo phương thức công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là giống lợn Y-oóc-sai của nước Anh. Lợn Y-oóc- sai màu da trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ, tai dựng, thân dài, bụng thon và bốn chân cao, vững chãi. Sau từ năm đến sáu tháng nuôi theo đúng quy cách, (cám hợp chất, tiêm phòng dịch, chế độ chăm sóc đầy đủ, khoa học…) trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể đạt từ một trăm kí lô trở lên. Người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng thịt lợn Y-oóc-sai siêu nạc.

Kết bài Thuyết minh về con lợn Việt Nam

Lợn là con vật nuôi quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ. Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Trong bữa tiệc ngày giỗ, ngày Tết, các món ăn phần lớn cũng được chế biến từ thịt lợn. Đối với người nông dân thì sau con trâu là đầu cơ nghiệp phải kể đến con lợn loài vật nuôi mang lại lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế và cũng là loài vật gắn bó với cuộc sống ở nông thôn.

Thuyết minh về con lợn - Bài tham khảo 4

Đã từ lâu thì lợn đã được biết đến chính là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam ta. Con lợn cũng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó và giúp người dân vượt khó đi lên.

Có thể thấy được ở trong ngành chăn nuôi gia súc thì lợn luôn luôn được biết đến chính là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ngay ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi có thể kể tên ra đó chính là giống lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách,… Và trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, và nó được phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn phần thân của chúng có màu đen hoặc có khi là đen khoang trắng, lông thưa, phần mõm ngắn và có các bụng sệ xuống khiến cho lưng của chúng cũng bị võng xuống theo. Rồi lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60-70 ki lô 1 con. Rồi khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoặc có thể tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Cứ mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ.

Không thể phủ nhận được rằng lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối cũng được. Loài lợn chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, có thể thấy được với đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ mà thôi. Loài lợn chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thêm với đó thì phần thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và ngay cả phần da của chúng cũng rất mỏng nên được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Thịt lợn dần dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung nữa.

Không chỉ có lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc có thể kể tên ra đó chính là thịt lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Loài lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ có phần mõm dài, lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Thế rồi khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán.

Hiện nay khi Việt Nam chúng ta ngày càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, đã xuất hiện thêm nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới. Đồng thời kéo theo quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân Việt Nam.

Từ chính phần thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như thành các món như món thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng,.. Và hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết,.. Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam.

Tóm lại lợn còn chính là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn bó thân thiết với người nông dân, gắn bó với xóm làng, vườn tược, quê hương Việt Nam chúng ta.

Thuyết minh về con lợn - Bài tham khảo 5

Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trong văn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc.

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đất như là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng trong một mâm cúng ở những buổi lễ long trọng và lễ nghi của người dân Việt Nam.

Ngày nay, lợn đã trở thành vật nuôi quen thuộc với chúng ta. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, đầu tiên do con người săn bắn và hái lượm, họ bắt được lợn rừng và đem về nuôi, dần dần con người ý thức và lựa chọn những con lợn tốt để nuôi, còn những con kém chất lượng có thể giết thịt nhằm cung cấp thực phẩm. Tổ tiên của lợn chính là lợn rừng, Voncopvialov (1956) cho rằng lợn nhà được tạo ra từ các giống lợn rừng châu Á và châu Âu.

Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tạo đất.

Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực phẩm thiết yếu. Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon… Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm (lòng lợn).

Lợn có đặc điểm chung: Mắt kém, tai thính, mũi thính. Lông thưa và khô. Lợn ăn tạp và mắn đẻ, trung bình lợn đẻ 2 lứa 1 năm, mỗi lứa thường đẻ từ 7-14 con.

Hiện nay lợn chủ yếu nuôi để lấy thịt. Một số ít nuôi làm thú cưng, heo cảnh. Lợn làm thú cưng thường là loại lợn giống nhỏ, không to lớn chỉ khoảng từ 1 tới 2kg, với màu khoang đen trắng trên da và kích thước nhỏ nhắn như thế, nhìn chúng khá giống với một chú heo nhồi bông và rất bắt mắt. Khi nghĩ đến heo mọi người thường liên tưởng đến những con heo thường và nghĩ rằng chúng ở bẩn. nhưng heo kiểng thì ngược lại, chúng có thể ở chung với người và sạch sẽ. Do đó chuồng heo và cả heo phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Hơn nữa chúng rất thông minh ngoài sức tưởng tượng. Chúng có thể diễn xiếc và làm trò nếu được huấn luyện đúng cách.

Hiện nay tại Việt Nam có các giống lợn chính: giống lợn bản địa, giống lợn nhập nội và các giống lai. Giống bản địa như: Lợn móng cái, lợn ỉ, lợn mán, lợn sóc, lợn cỏ, lợn đen Lũng Pù, lợn Vân Pa, lợn Khùa, lợn Mường Khương, lợn Mẹo, lợn Tạp Ná. Giống nhập nội: Lợn Yokkorkshre, lợn Landrace, lợn Duroc, lợn Pietrain, lợn Hampshire, lợn Berkshire, lợn Cornwall. Giống lai: Lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu.

Hi vọng với những bài văn mẫu thuyết minh về con lợn trên cũng đã giúp cho các em có thêm rất nhiều các kiến thức bổ ích. Hãy tham khảo có chọn lọc và để hoàn thành bài viết của mình một cách tốt nhất nhé!

Thuyết minh về con lợn hay là thuyết minh về con heo. Trên đây là những bài Văn hay mà VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Bài văn thuyết minh chủ đề về con vật nuôi này thường gặp ở chương trình ngữ văn lớp 8 và lớp 9, ngoài ra trong mục văn mẫu của 2 khối lớp 9 này còn rất nhiều bài văn mẫu khác nữa bạn nhớ tham khảo nha

.......................................................................

Ngoài Thuyết minh về con lợn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm