Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu

Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Đây là những bài Văn mẫu hay thuyết minh về nhạc cụ đàn bầu. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm bài Văn thuyết minh về nhạc cụ dân tộc và đặc biệt là nhạc cụ đàn bầu

Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu - Bài tham khảo 1

Đề bài: Em hãy giới thiệu Thuyết minh về đàn Bầu một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo

Mở bài Thuyết minh về đàn Bầu một nhạc cụ dân tộc

“Lẳng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu

Tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ

Cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát

Tích tịch tình tình tang

Tiếng đàn bầu Việt Nam, ngân nga trong tiếng gió

Ôi! Cung thanh, cung trầm rung lòng người sâu thẳm”

Đó là những giai điệu vô cùng đẹp và da diết trong bài hát “Tiếng đàn bầu”. Trong bài hát có đề cập đến một loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng của Việt Nam, đó là đàn bầu.

Thân bài Thuyết minh về đàn Bầu một nhạc cụ dân tộc

Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam. Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng khác nhau. Hộp cộng hưởng của đàn bầu có thể làm bằng thân tre hoặc thân gỗ. Đàn làm bằng thân tre thường dùng cho những người đi hát Xẩm. Do điều kiện khó khăn, không có điều kiện chế tác kĩ càng, chi tiết mà người ta làm bằng loại vật liệu khá phổ biến và dễ kiếm này.

Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu

Đàn hộp gỗ là loại đàn đã được cải biến, được chế tác công phu, gia công chi tiết hơn. Tính năng của đàn hộp gỗ cũng ưu việt hơn. Loại đàn này chủ yếu được sử dụng bởi những người nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn bầu là một loại nhạc cụ phù hợp với những giai điệu trữ tình, những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Tuy nhiên, đối với người nghệ nhân hát Xẩm thì đàn bầu còn được dùng để tấu lên những khúc nhạc hát vui, sôi nổi và khỏe mạnh.

Đàn bầu khi xưa thường dùng để độc tấu hay đệm hát, là một trong những thành viên quan trọng của dàn nhạc cổ truyền cùng với các loại nhạc cụ dân tộc khác như: đàn nguyệt, đàn tì bà hay đàn tam….

Ngày nay, đàn bầu có thể được dùng để hòa âm, phối hợp với các loại nhạc cụ hiện đại khác hoặc dùng để độc tấu cùng với sự hỗ trợ của âm nhạc điện tử tạo những giai điệu mới lạ, cá tính hơn.

Đàn bầu là một công cụ âm nhạc khá phổ biến của con người từ xưa đến nay, giá trị của nó để lại cho con người rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn và cần thiết nhất, những hình ảnh đẹp và âm thanh dịu mát mà đàn bầu để lại mang lại nhiều ý nghĩa và cảm xúc cho mỗi con người, hình ảnh đàn bầu luôn luôn được con người coi trọng và nó là âm thanh thu hút sự lắng nhìn của con người, tuy nó không phải là quá phổ biến ở mọi dân tộc nhưng nó là tài sản chung của mỗi con người từ xưa đến nay, giá trị của nó đem lại những điều to lớn và ý nghĩa nhất, nó không chỉ mang lại những âm thanh du dương mà đặc biệt nó ôn lại truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đàn bầu thường được thiết kế rất công phu nó tạo ra cho con người những âm thanh giá trị và ý nghĩa nhất, hình ảnh đàn bầu xuất hiện trong cuộc sống của con người ngày càng nhiều và giá trị của nó để lại cho cuộc sống cũng vô cùng lớn, người sử dụng đàn bầu thường dùng que tre, lứa để gẩy, những tiếng đàn du dương và mang lại những âm thành vui tai và có ý nghĩa giá trị nhất, hình ảnh đó đã mang lại cho người đọc những liên tưởng sâu sắc về đàn bầu. Những dụng cụ âm nhạc truyền thống, và để lại những làn điệu du dương thấm thoát đến mỗi con người.

Âm thanh mà đàn bầu phát ra cũng du dưỡng và dịu dàng đến vô ngần làm cho con người ngày càng yêu thương và trân trọng nó nhiều hơn, giá trị của nó để lại những ý nghĩa sâu sắc và cần thiết cho những người luôn đam mê thưởng thức âm nhạc. Nhạc cụ của dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú nhưng có thể nói đàn bầu là một nhạc cụ thu hút được mạnh mẽ người nghe và cũng là nhạc cụ truyền thống và mang giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc.

Kết luận Thuyết minh về đàn Bầu một nhạc cụ dân tộc

Mỗi chúng ta đều biết đến hình ảnh đàn bầu và âm thanh của nó, những giá trị to lớn mà đàn bầu thể hiện cũng mang những màu sắc và điều kiện quan trọng cho dân tộc đó là những điều kiện mang lại những giá trị có ý nghĩa dành cho cuộc sống của mỗi người.

Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu - Bài tham khảo 2

Đàn bầu là một thứ nhạc khí đem lại sự say mê cho người Việt Nam, sự thán phục ngợi ca của bè bạn trên khắp thế giới.

Chưa có một cây đàn nào trên thế giới có âm thanh và cách diễn tấu như đàn bầu, chưa có ở đâu đàn một dây lại phát huy được khả năng thể hiện đa dạng như đàn bầu. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho biết đàn bầu bắt nguồn từ một nhạc khí cổ của dân tộc là trống quân. Một số người vẫn chơi đàn bầu như chơi trống quân, nghĩa là lấy một cái que chống vào điểm 2/3 của sợi dây rồi gõ vào hai phần có hai âm thanh khác nhau của sợi dây này.

Sở trường của đàn bầu là dùng tay phải gẩy lên một âm gió rất gần với người, rồi lại dùng tay trái điều khiển cho âm gió ấy uốn lên, lượn xuống tuỳ theo ý muốn.

Các nhạc công đàn bầu ngày nay còn sáng tạo ra được nhiều thủ pháp biểu diễn khác làm cho đàn bầu có thể "vê" như đàn nguyệt, chạy ngón nhanh như đàn thập lục. v.v...

Hình dáng và cấu trúc đàn bầu có thể rất đơn sơ. Bộ phận không thể thiếu là sợi dây. Có người lấy răng cắn chặt một đầu sợi dày, còn đầu kia mắc vào mặt của chiếc hộp rỗng; rồi tay trái cầm cái hộp này vừa làm hộp cộng hưởng vừa làm vật điều khiển cho sợi dây căng thẳng, còn tay phải thì gảy.

Đầy đủ hơn thì dùng đoạn đầu chẻ đôi làm thân để căng sợi dây và quả bầu khô làm vật cộng hưởng - có lẽ đây là cách làm đàn phổ biến nhất, vì vậy mới dùng vật liệu quả bầu làm tên gọi cho cây đàn. Ngày nay, người ta làm những cây đàn bầu rất công phu và thường có lắp bộ khuếch đại âm thanh bằng điện tử.

Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu - Bài tham khảo 3

Đất nước Việt Nam ta với chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm, không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, bản sắc dân tộc đa dạng của các đồng bào dân tộc trên cả nước, mà đất nước ta còn biết đến với nhiều nhạc cụ dân tộc độc đáo trong đó phải kể đến là đàn bầu.

Đàn bầu là một loại nhạc cụ rất đặc trưng trong nền âm nhạc dân tộc của việt nam, âm thanh của tiếng đàn đi vào lòng người một cách du dương, cho ta cảm thấy sự chân chất, thôn quê của quê hương mình. Mỗi loại nhạc cụ đều có đặc trưng riêng và khi nghe đàn bầu ta có một cảm giác vừa mới lạ nhưng lại rất thân thuộc. Đàn bầu có tên gọi khác là độc quyền cầm, “độc quyền” có thể hiểu rằng là chiếc đàn chỉ gồm có một dây và một hộp cộng hưởng được làm từ thân tre hoặc gỗ, thân đàn cũng làm từ tre hoặc gỗ. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh nhỏ để gảy vào dây đàn tạo ra âm thanh lúc trầm, lúc bổng, cứ như vậy tạo ra một khúc nhạc đung đưa làm say đắm lòng người.

Theo thời gian đàn bầu được cải tiến nhưng vẫn giữ được nét cổ điển, đàn hộp gỗ đã được cải tiến lên, gia công và các chế tác tinh tế, tỉ mỉ, chi tiết hơn so với đàn bầu ngày xưa, đàn bầu được dùng cho các ca khúc trữ tình sâu lắng và nhẹ nhàng. Tuy nhiên nó cũng có thể hòa âm để tạo ra những giai điệu vui tươi, sống động và mới mẻ hơn. Ngày nay đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các nhạc cụ dân tộc đang bị phai mờ theo năm tháng. Chính vì vậy đàn bầu phải có sự kết hợp với các loại nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra những bản nhạc vừa có chút cổ điển vừa mang tính hiện đại. Hai loại nhạc cụ ấy hòa hợp với nhau một cách tự nhiên bên cạnh đó còn phù hợp với xu thế thịnh hành và duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc.

Đàn bầu là một trong những dụng cụ dân tộc đã được thức tỉnh, lột xác để vươn lên. Để tạo ra được một chiếc đàn bầu, người nghệ nhân phải có bàn tay điêu luyện, vừa tạo ra những âm thanh có giá trị về văn hóa lại mang về giá trị tinh thần, hình ảnh đàn bầu xuất hiện ngày càng thân thuộc góp phần làm cho cuộc sống con người thêm ý nghĩa và giá trị. Âm thanh của đàn bầu tạo ra những giá trị sâu sắc đối với nghệ nhân, nghệ sĩ và cả người nghe, khiến trong lòng ta thêm xao xuyến vào trân trọng hơn âm thành mà loại nhạc cụ này mang lại. Mỗi khi đàn bầu cất lên âm thanh, mỗi người có cách cảm nhận khác nhau, lúc thì trầm lặng sâu lắng, lúc lại vui tươi nhộn nhịp khiến cho người nghe đã nghe rồi lại muốn nghe tiếp và nghe nhiều hơn nữa. Nó không chỉ giúp con người thư thái đầu óc mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt.

Trong thời kì hiện đại như ngày nay, đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc cần thiết phải được lưu giữ, phát huy và trân trọng. Bởi việc gìn giữ đàn bầu cũng là gìn giữ nét truyền thống văn hóa của dân tộc, đem lại những ý nghĩa sâu sắc đến mỗi con người Việt Nam.

Trên đây là 3 bài Văn mẫu thuyết minh về nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu. Đàn bầu là một loại nhạc cụ rất đặc trưng trong nền âm nhạc dân tộc của việt nam, âm thanh của tiếng đàn đi vào lòng người một cách du dương, cho ta cảm thấy sự chân chất, thôn quê của quê hương mình. Trên đây là những bài văn hay về đàn bầu để các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm