Văn học trung đại

Các tác phẩm văn học trung đại lớp 9

Văn học trung đại được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Gồm 14 chuyên đề nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Sau đây là tài liệu mời các bạn tải về tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

ĐỀ 1.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: 4 điểm

Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đã làm rõ điều đó.

Câu 2: 6 điểm

Viết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về câu nói sau:

Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.

Câu 3: (10 điểm)

Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Biểu điểm chấm đề thi học sinh giỏi

Môn Ngữ văn 9

Câu 1: 4 điểm.

1. Yêu cầu chung:

* Hình thức:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ trình bày về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đó là vai trò của một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.

- Bài viết lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng; chuyển ý linh hoạt, không mắc các lỗi.

* Về nội dung kiến thức:

a. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (...), để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

b. Đánh giá giá trị của chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương":

* Giá trị nội dung:

- "Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng.

- "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.

- "Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất": Khắc hoạ giá trị hiện thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.

* Giá trị nghệ thuật:

- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết "chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý:

+ Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ "thất tiết" ...

+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh. Đó là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.

- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

- Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích, "Miếu vợ chàng Trương") tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ.

Câu 2: 6 điểm.

1. Yêu cầu cụ thể:

* Hình thức:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội. Đó là quan niệm, cách sống có mục đích.

- Tuy viết một trang giấy thi nhưng bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. Văn viết mạch lạc, trong sáng; không mắc các lỗi.

* Về nội dung kiến thức:

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.

- Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:

+ Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời...

+ Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ sâu nặng đó.

+ Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống.

+ Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
- Nêu dẫn chứng minh họa:

+ Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo.

+ Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng

+ Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin,………

+ Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với tham vọng điện cuồng....Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội....không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.

- Nhận thức hành động đúng can có:

Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.

Câu 3: Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về xem trọn vẹn nội dung

Trên đây VnDoc chia sẻ tới các bạn Văn học trung đại. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về người phụ nữ trong văn học trung đại thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như cốt cách cao đẹp của những con người “hồng nhan bạc phận”. Chúc các bạn học tốt và các bạn cũng đừng quên thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích

.........................................

Ngoài Văn học trung đại. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn, Trắc nghiệm Ngữ Văn 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
11 1.569
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm