Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được VnDoc sưu tầm và đăng tải để thấy đây là những câu thơ thật đẹp thể hiện sự thương yêu và kính trọng đối với vị cha già của dân tộc. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác cũng như phân tích khổ đầu bài thơ này.

Giới thiệu về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng bác

Để thấy được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, cũng như cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác thì người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Đôi nét về nhà thơ Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương (sinh năm 1928 – mất năm 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. Ở thời kì kháng chiến chống Pháp, ông đã tích cực tham gia vào lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Sau đó, ông hoạt động rất hăng hái trong lực lượng văn nghệ sĩ cách mạng ở miền Nam ở thời kì chiến tranh chống Mĩ.

Suốt thời kì này, Viễn Phương được bạn đọc khắp nơi biết đến với các tác phẩm “Mắt sáng học trò”, “Đám cưới giữa mùa xuân” với một giọng thơ nhẹ nhàng, tràn đầy tình cảm và chất mơ mộng. Giữa những khốc liệt, đau đớn, tuyệt vọng mà chiến tranh gây ra, thơ Viễn Phương có tác dụng như một cơn gió mát xoa dịu đi những tổn thương và giúp tâm hồn con người trở nên bình lặng nhưng cũng không thôi khát khao về một tương lai mới tốt đẹp hơn.

Cũng trong thời kì chống Mĩ ác liệt, Viễn Phương đã xung phong và có một thời gian dài hoạt động ở vùng ven Sài Gòn và chiến trường Nam Bộ. Trong suốt cả quãng đời chiến đấu và sáng tác, Viễn Phương đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức về văn hóa, văn nghệ, chẳng hạn như: Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam… Với những đóng góp to lớn của mình trong sự nghiệp văn học, năm 2001, Viễn Phương được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Hoàn cảnh ra đời bài Viếng lăng bác

Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong hoàn cảnh công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi vào năm 1976.

Trong không khí xúc động của nhân dân cả nước, Viễn Phương là một trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam được ra viếng Bác sau giải phóng. Có lẽ, trong tâm trạng của một người con đất Việt được đến gần hơn, nhìn rõ hơn vị chủ tịch kính yêu của dân tộc, Viễn Phương đã viết nên tác phẩm “Viếng lăng Bác” đầy ấn tượng với những tình cảm dạt dào.

Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” (1978). Bài thơ này có hình thức khá gọn gàng với 16 dòng thơ, chia đều thành 4 khổ. Đây là tác phẩm có sự kết hợp giữa miêu tả với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, bố cục theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác. Với những nét đặc sắc đó, bài thơ đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở ở khối lớp 9.

Dàn ý cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác

Mở bài cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác

  • Giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng bác.
  • Đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Thân bài cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác

  • Lời thông báo về sự xuất hiện của nhân vật trữ tình.
  • Hình ảnh về làng tre trong tác phẩm Viếng lăng bác.
  • Lời cảm thán về hàng tre mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Kết bài cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác

  • Khái quát lại giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt khổ thơ đầu.
  • Ý nghĩa của những cảm xúc chân thành trong bài thơ Viếng lăng bác.

Cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng Bác

Cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác của Viễn Phương

Lời thông báo sự xuất hiện của nhân vật trữ tình

Khi cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác, ta thấy ngay từ dòng thơ đầu, tác giả đã gợi ra biết bao xúc động khi thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Câu thơ có hình thức tuy đơn sơ, chỉ ngắn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra muôn vàn cảm xúc. Tác giả khéo léo để nhân vật trữ tình xuất hiện với cách xưng hô ngôi thứ nhất nghe sao thật thương: “con”. Đây là cách xưng hô đặc trưng của người Nam Bộ đối với người lớn tuổi đầy kính trọng và thân mật.

Riêng với câu thơ, ta không chỉ cảm nhận được sự kính trọng, thân mật của một người con phương Nam đến thăm Bác, mà ẩn chứa trong đó là cả một sự xót xa, nghẹn ngào. Bác từng nói: “miền Nam trong trái tim tôi” và Người luôn dành một tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Tình cảm ấy, Bác luôn đau đáu cho đến tận ngày ra đi.

Bác thương miền Nam vì thương đồng bào ngày đêm rên xiết dưới gót giày xâm lược của bọn đế quốc tàn nhẫn trong khoảng thời gian một nửa đất nước còn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – ngụy. Trái tim yêu thương nơi lồng ngực của Người dường như lúc nào cũng thổn thức, mong mỏi một điều: “Bao giờ Nam – Bắc một nhà”“Việt Nam đại thắng chúng ta chúc mừng”.

Ấy thế mà khi chưa kịp nhìn thấy nước non thống nhất, miền Nam giải phóng, Bác đã ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc. Những dòng viết cuối đời, Bác cũng vẫn dành cho cả dân tộc đồng bào miền Nam rất nhiều yêu thương và tin tưởng: “Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều rất chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam, Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ chiến sĩ”.

Với lòng tin tất thắng của Người, nhân dân miền Nam đã nỗ lực để làm tròn sứ mệnh thống nhất đất nước. Giờ đây, khi hòa bình lập lại cũng là lúc những người con miền Nam đến bên Người, gặp Người để chia sẻ niềm vui, dù nó chưa hẳn vẹn tròn khi vắng Bác.

Khi cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác, ta thấy rằng vượt hàng ngàn dặm đường, mỗi người con miền Nam đều mong chờ phút giây được thăm Bác sau bao nhiêu năm mong mỏi. Cảm giác ấy ắt hẳn giống với cảm giác mong chờ được gặp lại người thân sau bao nhiêu tháng năm xa cách, bao nhiêu chặng đường chông gai, bao nhiêu nỗ lực và cố gắng không ngừng.

“Con” ở đây không chỉ đơn thuần chỉ mỗi mình nhân vật trữ tình nữa, mà đó là tiếng xưng đại diện cho tất cả đoàn người trong hành trình thăm Bác, cũng là lời gửi gắm thăm hỏi dành cho Bác của tất cả những người đồng bào phương Nam chưa có dịp đến thăm Người. Có lẽ vì vậy mà dòng thơ tuy ngắn gọn, giản đơn nhưng gợi ra biết bao tâm trạng, nỗi niềm. Có thể thấy, cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác khiến mỗi người có những tâm trạng và cảm xúc nghẹn ngào khi lần đầu tiên ra thăm lăng bác.

Sự xuất hiện của hàng tre trong tác phẩm

Sau lời thông báo về sự xuất hiện của nhân vật trữ tình, ở câu thơ thứ hai, tác giả đã tái hiện những nét vẽ đầu tiên của khung cảnh nơi lăng Bác mà hình ảnh nổi bật là hàng tre:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

Hiện diện trước mắt nhân vật trữ tình và đoàn người trong cuộc viếng thăm lăng Bác là hình ảnh của “hàng tre bát ngát” thấp thoáng trong sương. Thì ra, sau khi vượt chặng đường xa xôi, cách trở, khi đến đây nhà thơ lại bắt gặp sự hiện hữu của một hình ảnh quá đỗi thân thuộc, thân thương đối với mỗi người con đất Việt – “hàng tre”.

Mà phải chăng vì bên Bác mà bóng tre cũng trở nên “bát ngát”, cao lớn lạ thường?. Đi thăm một người thân lâu ngày không gặp, lại nhìn thấy hình ảnh gần gũi từ thuở còn thơ, cảm giác thật giống như được trở về lại chốn quê hương, thôn làng xưa cũ chứ nào phải một nơi xa lạ chưa từng đặt chân.

Khi cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác thì tự dưng đến đây, người đọc lại có cảm giác hình như đến bên Bác lúc nào và ở đâu, ta như tìm về lại chốn bình yên xưa cũ, nơi có người sẵn sàng yêu thương ta, đón đợi ta vào lòng dù và dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, tình cảm thân tình ấy vẫn không hề phai nhạt, đổi dời.

Thật sự, khi chọn hình ảnh “hàng tre” làm hình ảnh nhắc đến đầu tiên ở công trình lăng Bác, nhà thơ đã thật khéo léo khi gợi ra trong lòng người đọc những cảm giác ấm lòng đến như vậy. Như thế mới thấy, tâm trạng của những người con miền Nam lúc này là vượt ngàn cây số xa xôi nhưng lại thấy không hề xa xôi, đặt chân đến một nơi xa lạ nhưng không hề cảm thấy xa lạ. Cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác, ta thấy làm được điều này, có thể xem đó là một thành công lớn của nhà thơ.

Lời cảm thán về hàng tre mang đậm dấu ấn Việt Nam

Như đã nói, không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại chọn hình ảnh cây tre làm đối tượng đầu tiên nhắc đến. Theo lẽ thường, cái gì thì cũng có lí do của nó và trường hợp này cũng vậy. Những dòng thơ cuối của khổ thơ đầu tiên này sẽ thay tác giả lí giải rõ ràng hơn về sự lựa chọn ấy:

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Từ thuở còn thơ, chắc hẳn mỗi người Việt Nam đều thân thuộc với hình ảnh cây tre và hình ảnh ấy cũng chính là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Từ hàng tre nơi đầu làng trước ngõ, lâu dần trong tiềm thức con người, cây tre ấy mang một ý nghĩa thiêng liêng và nắm giữ một vị trí rất đặc biệt trong lòng con người. Hơn hết, nó trở thành cây tre Việt Nam. Tính chất đặc trưng của tre, Nguyễn Duy đã từng viết đặc sắc:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Và rất nhiều những ưu điểm khác cũng được nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con”.

Chính vì biểu tượng cho những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của con người Việt Nam mà tre hiên ngang bước vào các tác phẩm văn học nghệ thuật từ trung đại đến hiện đại. Đến thơ Nguyễn Duy, ông đặt biệt tán dương tính kiên cường, bất khuất, dù trong hoàn cảnh “bão táp mưa sa”, tre vẫn dõng dạc “đứng thẳng hàng”.

Tính cách đó, phẩm chất đó cũng chính là tính cách, phẩm chất của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến vừa trải qua và cũng là của cả dân tộc trong lịch sử trường kì, gian khổ mấy ngàn năm chống giặc giữ nước. Với những cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác, ta thấy từ trong cảm xúc chân thành dành cho Người, Viễn Phương đã gợi đến hình ảnh con người qua hình ảnh hàng tre.

Trải qua tất cả những biến động thăng trầm của lịch sử, tre vẫn là người đồng hành trung thành cùng với nhân dân Việt Nam thực hiện lí tưởng cách mạng của Bác Hồ vĩ đại. Chắc hẳn vì thế mà Viễn Phương đã thật xúc động phải thốt lên tiếng “Ôi!” thân thương khi nhắc đến hình ảnh cây tre để những dòng viết tiếp đó là những lời cảm thán đầy xúc động mang đậm dấu ấn Việt Nam. Như vậy, cảm nhận khổ 1 bài viếng lăng bác còn giúp người đọc thấy được hình ảnh hàng tre quen thuộc, thân thương và gắn bó với làng quê Việt Nam.

Nhận xét khi cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác

Viết “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng thành kính của ông cũng như của những người con Nam Bộ dành cho Bác Hồ khi đã một đời hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cảm xúc ấy được thể hiện thành công ngay từ khâu chọn thể thơ phù hợp với cảm xúc, cách ngắt nhịp chậm rãi tạo nên giọng điệu thành kính, thiết tha.

Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm mang ý nghĩa tượng trưng cùng với ngôn ngữ bình dị, cô đúc cũng là điểm tạo nên sự thành công trong việc diễn tả cảm xúc. Nhưng ngẫm lại thì không chỉ riêng gì hoàn cảnh đến viếng lăng Bác, mà bao giờ và ở đâu, đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ấy, nhân dân cả nước vẫn giữ nguyên tình cảm tự hào, kính trọng với Người.

Kết bài: Với riêng trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ, với giọng điệu sâu lắng, da diết, tác giả đã thể hiện những nỗi niềm thiết tha và rất đỗi chân thành trong phút giây đầu đến thăm lăng Bác – chuyến đi đã mong chờ từ lâu. Có thể thấy, Viếng lăng Bác là một trong số những bài thơ nổi bật nhất của nhà thơ Viễn Phương. Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi mà những xúc cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác được diễn đạt thật sâu sắc biết bao. Đó cũng chính là những tình cảm mà nhân dân Việt Nam dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc. Và khi cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng bác đã giúp mỗi chúng ta có được những tình cảm sâu lắng dành cho Người…

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm