Văn bản thuyết minh là gì?

Khái niệm văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là gì? được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Định nghĩa văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Đặc điểm chính văn bản thuyết minh

  • Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.
  • Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
  • Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

Những yêu câu khi viết một bài văn thuyết minh

  • Cần quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Cần làm nổi bật tất cả các đặc điểm chính về đối tượng mà ta cần thuyết minh một cách chi tiết, đúng sự thật và mạch lạc.

Các phương pháp thuyết minh

Có 6 phương pháp thuyết minh chính mà các bạn cần ghi nhớ gồm:

Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích

Định nghĩa, giải thích về một danh từ, tính từ, sự việc, sự vật… Ví dụ như định nghĩa tam giác là gì hay giải thích vì sao một tam giác là tam giác vuông….

Phương pháp liệt kê

Là liệt kê những thông tin mà đối tượng có như một chiếc xe đạp thì có các bộ phận như bánh xe, yên xe, sườn xe, cổ xe…

Phương pháp nêu ví dụ

Nêu một ví dụ cụ thể về một việc nào đó. Ví dụ nêu ra ví dụ về sự nguy hiểm của virus corona vớ: Sử dụng số liệu cho trước hoặc có sẵn để thuyết minh

Phương pháp so sánh

So sánh theo tính chất tương đồng để làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.

Phương pháp phân loại, phân tích

Là phương pháp quan trọng nhất, vì nó thể hiện được tính sâu sắc và cụ thể để làm một bài văn thuyết minh ấn tượng và đầy đủ nhất.

Lưu ý: Có thể kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài, nhưng lưu ý cần lựa chọn và sử dụng thích hợp.

Cách lập dàn ý trong văn bản thuyết minh

  • Cần xác định đối tượng thuyết minh.
  • Xác định phạm quy tri thức như cấu tạo, đặc điểm và hình dáng hay công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản.
  • Ý nghĩa của đối tượng đối với đời sống con người.

Cũng như các loại văn bản khác, khi viết văn bản thuyết minh cũng chia thành 3 phần gồm:

  • Mở bài: giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng… của đối tượng cụ thể.
  • Kết bài: Trình bày thái độ với đối tượng.

Bài tập ví dụ

Ví dụ 1: giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

Ta có thể giới thiệu vị trí, địa điểm, các cảnh đẹp nổi bật nhất về thắng cảnh đó. Những giá trị văn hóa và kinh tế mà thắng cảnh đó mang lại.

Ví dụ 2: Thuyết minh về một văn bản mà em đã học

Ta có thể chọn bất kỳ một bài thơ, bài văn nào đã từng học trước đó như bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải. Sau đó giới thiệu sơ qua về tác giả, năm sáng tác và mục đích sáng tác. Sau đó mô tả nội dung và các biện pháp nghệ thuật mà tác phẩm có.

Ví dụ 3: giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập mà em đang sử dụng

Ta giới thiệu về chất liệu, cách làm theo đúng trình tự và yêu cầu thành phẩm.

Văn bản thuyết minh là gì? được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu giúp các bạn hiểu được khái niệm Văn bản thuyết minh từ đó học tốt môn Văn lớp 9. Chúc các bạn học tốt, các bạn cũng đừng quên thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích nhé

.......................................................................

Ngoài Văn bản thuyết minh là gì?. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
9 5.043
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm