Văn bản nhật dụng là gì? Tổng kết văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng là gì? Tổng kết văn bản nhật dụng lớp 9

Văn bản nhật dụng là gì? Tổng kết văn bản nhật dụng được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ hiểu rõ văn bản nhật dụng là gì từ đó học tốt Ngữ văn lớp 9. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

Văn bản nhật dụng là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn. Các văn bản được gọi là Văn bản nhật dụng được đem vào sách giáo khoa như là những bài đọc – hiểu học rải đều trong chương trình THCS. Có thể xem bài TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG – Ngữ văn 9 tập hai là bài học ôn tập và khái quát hóa “văn bản nhật dụng” về mặt lí luận. Đọc kĩ bài này chúng ta có thể tạm hình dung được cách đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” của sách giáo khoa. Bài viết này tập trung trao đổi với NBS xoay quanh bản thân cách đặt vấn đề này. Nội dung của những trao đổi này được tiến hành theo cách phân tích từng mục một trong bài học liên quan “văn bản nhật dụng”

Văn bản nhật dụng được đưa vào đề Văn thi vào 10 năm học 2016-2017 đề bài viết: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa, nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, Tác giả Lê Anh Trà viết: “…Những điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

1. Ở phần trích trên tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.

1. Khái niệm Văn bản nhật dụng Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.

  • Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản)
  • Tính cập nhật của văn bản: kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng, để tài (đề tại có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.
  • Văn bản nhật dụng có thế mạnh riêng giúp học sinh thâm nhập cuộc sống thực tế.
  • Tính văn chương của văn bản nhật dụng: không phải là yêu cầu cao, nhưng là yêu cầu quan trọng mới chuyển tải một cách cao nhất – sâu sắc – thấm thía tới người đọc về tính chất thời sự nóng hổi của vấn để văn bản đề cập

2. Đặc điểm của văn bản nhật dụng

* Nội dung

  • Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn để cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn để lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
  • Tất cả các vấn đề luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm.
  • Nội dung của Văn bản nhật dụng còn là nhật dụng chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của đảng và nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế

* Hình thức

  • Phương thức biểu đạt của văn bản nhật khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản)
  • Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hớp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục

Kết luận: Khi làm việc trong một đơn vị, doanh nghiệp, hay một cơ quan… nào đó, sẽ có những loại văn bản, hay những báo cáo, phải sử dụng hằng ngày. Gọi là văn bản nhật dụng!

Tổng kết văn bản nhật dụng

Lớp

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Hình thức thể hiện

6

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Thuý Lan

Di tích lịch sử

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Xi-át-tơn

Quan hệ giữa thiên nhiên và con người

Nghị luận và biểu cảm

Động Phong Nha

Trần Hoàng

Danh lam thắng cảnh

Thuyết minh và miêu tả

7

Cổng trường mở ra

Lí Lan

Giáo dục

Tự sự và biểu cảm

Mẹ tôi

ét-môn-đô đơ A-mi-xi

Vai trò của người phụ nữ

Tự sự

Cuộc chia tay của những con búp bê

Khánh Hoài

Mái ấm gia đình

Tự sự và miêu tả

Ca Huế trên sông Hương

Hà ánh Minh

Văn hoá

Thuyết minh và miêu tả

8

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội

Môi trường

Nghị luận

Ôn dịch, thuốc lá

Nguyễn Khắc Viện

Tệ nạn ma tuý, thuốc lá

Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm

Bài toán dân số

Thái An

Dân số và tương lai loài người

Nghị luận

9

Phong cách Hồ Chí Minh

Lê Anh Trà

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và hội nhập với thế giới

Nghị luận

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

G.G.Mác-két

Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh

Nghị luận và biểu cảm

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em

Quyền

2. Các văn bản nhật dụng đã, đang và sẽ học:

Lớp 6:

1. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. (Giới thiệu, bảo vệ di tích lịch sử.)

2. Động Phong Nha. (Giới thiệu danh lam thắng cảnh.)

3. Bức thư của Thủ Lĩnh da đỏ. (Quan hệ giữa thiên nhiên, con người.)

Lớp 7:

4. Cổng trường mở ra.

5. Mẹ tôi

6. Cuộc chia tay của những con búp bê.

(Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em)

7.Ca Huế trên sông Hương. (Văn hoá dân gian ca nhạc cổ truyền)

Lớp 8:

8.Thông tin về ngày trái đất năm 2000. (Môi trường)

9.Ôn dịch, thuốc lá. (Tệ nạn thuốc lá.)

10.Bài toán dân số. (Dân số và tương lai loài người.)

Lớp 9:

13. Phong cách Hồ Chí Minh. (Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.)

12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. (Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.)

11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. (Quyền sống con người)

-> Ko biết ta thống kê có đầy đủ k?

*Hình thức văn bản nhật dụng

Ngay sau khi vin dẫn như thế, NBS chuyển ý trình bày: “Như vậy, điểm đầu tiên và chủ yếu cần nhấn mạnh là “chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.””. Có thể thấy liên hệ logic (kết nối-thừa chuyển về ý văn) giữa đoạn vin dẫn phía trên (đoạn để trong dấu “”) và đoạn tiếp theo với từ “như vậy” là không rõ ràng. Tại sao với bản thân đoạn vin dẫn đó, NBS lại đã có thể dùng được từ “như vậy”? Tiếp theo, nếu ta hiểu “điểm đầu tiên” ở đây là một sự liệt kê thì đây là một sự liệt kê duy nhất (không thấy/không biết có điểm thứ hai cần nhấn mạnh nào nữa). Vả chăng việc “cần nhấn mạnh” tới “điểm đầu tiên và chủ yếu” – “chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản” này cũng đơn thuần là yêu cầu chủ quan của NBS mà thôi (NBS bảo “cần nhấn mạnh”). Câu chuyện không thể là: do chỗ nói văn bản nhật dụng là chỉ nói tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà khiến cho điều đó trở thành “điểm đầu tiên và chủ yếu cần nhấn mạnh” (khi tìm hiểu về VBND).

Thực ra kiểu văn bản hay thể loại rốt cuộc đều là một sự khái quát hóa từ tập hợp nhất định các văn bản với hình thức cụ thể nhất định. Vậy vì lí gì mà văn bản nhật dụng lại không phải là một sự khái quát hóa trên cơ sở tập hợp nhất định các văn bản theo tiêu chí giúp ta khu biệt, nhận diện chúng giữa thực tiễn tạo lập và tiếp nhận văn bản nói chung? Câu hỏi quan trọng ở đây là tại sao lại có thể nêu được vấn đề văn bản nhật dụng chỉ như một khái niệm – một khái niệm được giới thuyết là chỉ “đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản”? Làm sao ta có thể nói tới nội dung, đề tài, chức năng, cập nhật của văn bản ở bên ngoài hình thức văn bản cụ thể được? Văn bản nào chẳng có hình thức cụ thể nhất định và hình thức cụ thể nhất định đó sẽ quy được về dạng/loại/thể văn bản khái quát nhất định? Làm sao mà có thể dựng lên khái niệm loại VBND chỉ dựa mỗi trên cái gọi là thuộc tính bản chất là “đặc điểm về đề tài-chủ đề” trong khi mỗi thuộc tính đó cũng không đủ để khu biệt VBND (các tác phẩm văn học, các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận cũng viết về đề tài-chủ đề tương tự)? Thật khó mà hình dung được một lập luận nói rằng “văn bản nhật dụng” không là “thể loại văn học” cũng không là “kiểu văn bản” mà chỉ là loại văn bản viết về những vấn đề cập nhật-bức thiết nhưng để có thể “thể hiện-trình bày” được điều đó thì VBND lại có thể là thiên truyện, thiên bút kí, bài tùy bút, áng văn nghị luận viết ra bằng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận hoặc kết hợp các phương thức ấy với nhau (xem diễn giải ở mục Hình thức văn bản nhật dụng)? Một lập luận như thế sẽ khiến người dạy-người học cảm thấy khá là “quanh quất”.

Những phân tích, đối chiếu trên đây gây cảm giác cho rằng người đọc bài liên quan đến VBND trong SGK đang săm soi bắt bẻ câu chữ. Thế nhưng mục đích thực sự của những “bắt bẻ” ấy chỉ là thông qua đó cố hiểu cho được cách đặt vấn đề văn bản nhật dụng của NBS mà thôi. Không hiểu được cách đặt vấn đề của NBS thì người dạy khó dạy và người học đương nhiên cũng khó học được bài này. Rõ ràng có thể thấy ngay từ đầu là – vì tránh không định nghĩa một cách rõ ràng, không giới thuyết được thành khái niệm VBND nên các diễn giải về nội dung và hình thức cùng “phương pháp học” VBND (các mục II, III, IV) của bài tổng kết văn bản nhật dụng này cũng chỉ là những điểm thuật và mô tả đơn thuần các dẫn chứng văn liệu được chỉ định bằng tên gọi “văn bản nhật dụng”. Không ít chỗ luận giải của NBS rơi vào tự mâu thuẫn nếu không muốn nói là “quanh quất”. Nói chung đây là một bài học khó có thể được lí giải thông suốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Văn bản nhật dụng là gì? Tổng kết văn bản nhật dụng được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu giúp các bạn hiểu được khái niệm văn bản nhật dụng từ đó học tốt môn Văn lớp 9. Chúc các bạn học tốt, các bạn cũng đừng quên thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích nhé

.......................................................................

Ngoài Văn bản nhật dụng là gì? Tổng kết văn bản nhật dụng. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 2.708
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm