Tôi và chúng ta – Cuộc xung đột giữa cái mới tiến bộ với các cũ lạc hậu ở Việt Nam sau 1975

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Tôi và chúng ta – Cuộc xung đột giữa cái mới tiến bộ với các cũ lạc hậu ở Việt Nam sau 1975 gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Tôi và chúng ta – Cuộc xung đột giữa cái mới tiến bộ với các cũ lạc hậu ở Việt Nam sau 1975.

Bài làm

Chúng ta biết đến Lưu Quang Vũ với tư cách là một nhà thơ giai đoạn thơ trẻ chống Mỹ và thơ sau 1975. Những người ta còn biết anh nhiều hơn với tư cách là nhà viết kịch nói số một của Việt Nam. Sức sáng tạo của anh ở thể loại kịch quả là đáng khâm phục: chưa đầy mười năm sáng tác được khoảng năm mươi kịch bản. Đặc biệt ngòi bút của anh rất nhạy bén, sắc sảo đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời sự nóng bỏng trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội đang chuyển biến mạnh mẽ theo hướng đổi mới. “Tôi và chúng ta” là một trong sốnhững vở kịch như vậy.

“Tôi và chúng ta” chính là cuộc cách mạng tư tưởng của con người Việt Nam thế kỉ X. Nó phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi cách tổ chức, phương thức hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp. Cụ thể là xí nghiệp Thắng Lợi đã xuất hiện hai nhóm người với tư tưởng khác nhau: một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã thành cứng đờ, lạc hậu mà đại diện là Nguyễn Chính (Phó Giám đốc), Trường (Quản đốc phân xưởng)) một bên là tư tưởng đổi mới dám nghĩ dám làm vì lợi ích của mọi người mà đại diện là Hoàng Việt (Giám đốc xí nghiệp), Lê Sơn (Kĩ sư)… và đa số anh chị em công nhân.

Xí nghiệp Thắng Lợi đang đối mặt với một hiện trạng chung có tính chất khá phổ biến với nhiều xí nghiệp, nhà máy ở Việt Nam sau 1975 đầu thập niên 80 của thế kỉ XX: máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy môsản xuất bị thu nhỏ, nhân công lao động không hợp lí, kém hiệu quả, đời sống của chị em công nhân ngày càng khó khăn. Trước tình hình ấy một số người tiên tiến đã mạnh dạn nghi cách đổi mới phương thức quản lí, tổ chức, trang bị lại máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng nhân công hợp lí… Tuy vậy, họ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ mượn danh bảo vệ truyền thống. Vậy cuộc đấu tranh giữa hai phái sẽ ra sao? Để diễn tả sâu sắc cuộc cách mạng tư tưởng ấy, Lưu Quang Vũ đã xây dựng chín cảnh. Cảnh ba diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa hai phái.

Trước hết về tình huống, cảnh ba mở ra một tình huống hết sức gay cân, đó là sau một thời gian dài suy nghĩ, hôm nay Hoàng Việt quyết định triệu tập cuộc họp để trình bày về “Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp”. Như vậy có nghĩa là anh (cùng với kĩ sư Lê Sơn) đã công khai “tuyên chiến” với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời. Lời công bố của Hoàng Việt, Nguyễn Chính đã nói thẳng: “E rằng người đang ngủ mê lại là anh đấy, làm đảo lộn hàng loạt lề thói, vi phạm hàng loạt nguyên tắc. Đồng chí sẽ giải thích thế nào với cấp trên”. Trong câu nói ấy của anh ta không chỉ có sự phản đối mà còn ngầm ý đe doạ hậu quả việc làm của Hoàng Việt sẽ bị cấp trên không chấp thuận. Cuộc đối thoại của Chính với Việt ngày càng gay gắt: “Đồng chí bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả một hệ thống cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư…” rồi “Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta có được ngày hôm nay, có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, ái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội vã phủ nhận, tất cả những việc đồng chí làm không có trong nghị quyết của Đảng ủy xí nghiệp”. Có thể nói Nguyễn Chính là đại diện tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng hết sức gian ngoan nhiều mánh khoé. Những lời nói của Chính đã dựa vào cơ chế, nguyên tắc dù chính anh ta cũng biết nó đã lạc hậu, lỗi thời. Không chỉ có vậy anh ta còn vin vào Nghị quyết của Đảng uỷ; ý kiến của cấp trên… Những điều đó lại được anh ta nói rất hùng hồn, pha thêm các ví dụ thật sinh động để khéo léo che dấu một sự thật ở bên trong: anh ta chỉ là kẻ ngại khó, sợ khổ, chỉ khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên, lừa dối cấp dưới mà thôi.

Tình huống xung đột kịch còn thể hiện qua phản ứng của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. Họ đồng thanh cho rằng: Biên chế chỉ có thể, quỹ lương vừa mức với kế hoạch sản xuất không thể thay đổi. Họ cũng lại lấy quy định, nguyên tắc ra để chống đối Hoàng Việt, thậm chí họ còn không thực hiện lệnh của Giám đốc, không chi tiền dù đã có chữ kí của Giám đốc. Họ tỏ ra là một cỗ máy dập khuôn, máy móc trước quyền lợi của công nhân, liệu họ có cứng nhắc với quyền lợi của chính họ?

Quản đốc phân xưởng Trương cũng đã phản ứng khi Hoàng Việt khẳng định không cần đến chức vụ này chỉ với lí do “xưa nay phân xưởng vẫn phải có Quản đốc. Không phải tôi ham địa vị, nhưng bãi bỏ cả một chức vụ quan trọng như Quản đốc phân xưởng thì thật là…”. Anh ta ngỡ ngàng trước những đổi mới quá táo bạo của Hoàng Việt và chống chế khi bị cách chức nhưng đuối lí vì thực ra chức vụ của anh ta không mang lại hiệu quả gì cho sản xuất.

Những xung đột gay gắt ở trên đã chứng tỏ rằng muốn mở rộng quy mô sản xuất phải tiến hành thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ từ cơ chế quản lí, dây chuyền sản xuất, biên chế công nhân, thay đổi mức lương…và đặc biệt phải thay đổi tư tưởng cứng nhắc từ cấp trên xuống cấp dưới. Đó là cả một đoàn tàu với hàng loạt rờ-móc.

Cảnh ba của vở kịch “Tôi và chúng ta" mặc dù mới chỉ là sự khởi đầu của một quá trình đổi mới, nhưng đã thật đúng với câu “vạn sự khởi đầu nan”, ở đó đã bộc lộ những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm với bảo thủ máy móc. Mâu thuẫn càng gay gắt, quyết liệt bao nhiêu thì ta càng thấy bản lĩnh vững vàng của những người đi tiên phong đổi mới bấynhiêu. Trước hết phải kể đến Giám đốc Hoàng Việt, anh quả là người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình tất cả vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh nói “từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được hưởng lương càng cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta”. Một nguyên tắc xuất phát từ quyền lợi công nhân thì chắc chắn sẽ hợp lòng quần chúng, sẽ được ủng hộ. Qua xung đột Hoàng Việt hiện lên là con người trung thực, thẳng thắn, quyết đấu tranh với tất cả niềm tin vào chân lí. Anh không ngại khi phải đối mặt với cấp trên, bác bỏ mọi luận điệu cố tình đềdoạ, chống đối của những cá nhân bảo thủ trì trệ. Hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đổi mới của Hoàng Việt có kĩ sư Lê Sơn – một kĩ sư có năng lực. Anh sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của xí nghiệp dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn: “Tôi không bỏ chạy đâu. Chỉ tuần sau là quy trình sản xuất mới sẽ được triển khai… Này, nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy”. Với câu nói ấy chúng ta hiểu rằng họ đã chính thức vào cuộc dù biết con đường phía trước thật lắm chông gai thử thách.

“Tôi và chúng ta” là vở kịch đề cập đến một vấn đề có tính thời sự ở mọi thời đại: Cái “tôi” và cái “chúng ta”. Đất nước Việt Nam đang pháttriển theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng phải khẳng định rằng không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp trước hết phải quan tâm thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.

Có lẽ so với thời điểm “Tôi và chúng ta” ra đời (khoảng những năm 80 của thế kỉ XX) thì hiện nay đất nước ta đã có những bước chuyển mình phát triển khá rõ rệt. Tuy vậy vấn đề thời sự mà Lưu Quang Vũ đặt ra vẫn chưa hề cũ. Bất kì trong giai đoạn lịch sử nào cũng rất cần sự quan tâm của các cái “tôi” đến cái “chúng ta” và của cái “chúng ta” đến cái “tôi”

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm