Lý thuyết Toán lớp 6: Ba điểm thẳng hàng
Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng
Lý thuyết Toán lớp 6: Ba điểm thẳng hàng gồm các ví dụ và các bài giải bài tập chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6 Hình học Chương 1: Đoạn thẳng, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng Toán lớp 6?
• Khi ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
• Khi ba điểm A, C, D không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Ví dụ: Với ba điểm A, B, C ta có thể nói:
• Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
• Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C, hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
• Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
3. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Nhận biết ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng
Phương pháp:
+ Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói là ba điểm thẳng hàng.
+ Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.
Dạng 2: Xác định điểm nằm giữa, nằm khác phía, nằm cùng phía
- Trong 3 điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Từ đó xác định được các điểm nào cùng phía hay khác phía với điểm nào.
Nếu điểm B nằm giữa hai điểm A và C thì
+ Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C
+ Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
+ Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
Bài tập Ba điểm thẳng hàng lớp 6:
- Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương 1 bài 2: Ba điểm thẳng hàng
- Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 2: Ba điểm thẳng hàng
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Toán lớp 6: Ba điểm thẳng hàng ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.