Lý thuyết Toán lớp 6: Hình học - Góc
Lý thuyết Toán lớp 6: Hình học - Góc
Lý thuyết Toán lớp 6: Hình học - Góc bao gồm các ví dụ và các bài giải bài tập chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6 Hình học Chương 2, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Lý thuyết Góc Toán lớp 6
1. Góc
Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
Kí hiệu:∠xOy; ∠AOB (viết đỉnh ở giữa) hoặc ∠O
2. Góc bẹt
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
3. Vẽ góc
Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)
+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o
+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước
Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo
4. Điểm nằm trong góc
Điểm nằm trong góc
Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy
Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy
Bài tập Góc lớp 6:
- Giải bài tập SBT Toán Hình 6 bài 2: Góc
- Giải bài tập SGK Toán lớp 6 - Hình học Chương 2: Góc
- Bài tập Toán lớp 6: Góc
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Toán lớp 6: Góc ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.