Soạn bài Phò giá về kinh ngắn gọn

Soạn Văn 7: Phò giá về kinh do Trần Quang Khải sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Nội dung bài thơ Phò giá về kinh

- Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.

- Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.

- Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu

(Trần Trọng Kim dịch)

Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 trang 68 Ngữ văn 7 tập 1

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời:

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:

  • Gồm 4 câu, mỗi câu 5 tiếng
  • Hiệp vần cuối các dòng 2, 4 (vần an, thanh bằng).

Câu 2 trang 68 Ngữ văn 7 tập 1

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 

Trả lời:

- Về nội dung:

  • Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng.
  • Hai câu sau: Khát vọng hòa bình.

- Nhận xét:

  • Cách biểu ý: Trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
  • Cách biểu cảm: Bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin, thương yêu cho đất nước.

Câu 3 trang 68 Ngữ văn 7 tập 1

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời:

Điểm giống và khác ở cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam:

- Điểm giống:

  • Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

- Điểm khác: Thể thơ

Luyện tập

Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?

Trả lời:

Tác dụng của cách nói giản dị, cô đúc: Nói lên được những vấn đề trọng đại của đất nước một cách oai phong chính là thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình.

------------------------------------------------------------

Dưới đây là bài soạn Phò giá về kinh bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Phò giá về kinh

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan:

Đánh giá bài viết
147 12.215
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Xuân Hiêp
    Xuân Hiêp Bài 3 dài
    Thích Phản hồi 11/10/20

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm