Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

Kể tên một số người có đóng góp lớn lao trong lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Lê Minh Đức, Trưởng ban rửa và chữa máy Đoạn đầu máy xe lửa Hà Nội. Người con yêu của thành đồng tổ quốc, tấm gương sáng về lao động quên mình.
  • Nguyễn Văn Thường, liên phân đội trưởng đội cầu 2 (Nha giao thông). Người đội trưởng xây cầu dũng cảm và sáng tạo.
  • Nguyễn Hoàng, Phó quản đốc xưởng sửa chữa nhỏ Quốc doanh vận tải sông biển thuộc Cục vận tải thủy. Gương mẫu công tác, quý trọng của công, làm tròn nhiệm vụ.
  • Nguyễn Toản, điện tuyến viên Ty bưu điện Nghệ An. Điện tuyến viên quả cảm và sáng tạo, dựa vào nhân dân, phục vụ nhân dân.
  • Lê Văn Hiển, Trưởng ngành điện Cửa Ông. Người thợ điện 68 tuổi, phấn đấu không mệt mỏi, phục vụ cách mạng không điều kiện.
  • Hồ Xây Dậu, thợ mỏ Cẩm Phả (Hoa Kiều). Thợ mỏ Hoa Kiều, xung phong dũng cảm trong sản xuất, coi Việt Nam là tổ quốc thứ hai.

B. Đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông được cấp học bổng sang Pháp học đại học. Ông đã theo học các ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Quang Lễ đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.

Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)

C. Trả lời câu hỏi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

Câu 1 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Dựa vào đoạn mở đầu của bài đọc, em hãy giới thiệu về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa:

Tiếng Việt lớp 5 trang 106 Tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

  • Tên khai sinh: Phạm Quang Lễ
  • Quên quán: Vĩnh Long
  • Các ngành học: kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện, kĩ sư hàng không, nghiên cứu chế tạo vũ khí

Câu 2 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Việc ông Phạm Quang Lễ quyết định về nước vào năm 1946 nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc ông Phạm Quang Lễ quyết định về nước vào năm 1946 nói lên: lòng yêu nước to lớn và khát vọng cống hiến mãnh liệt cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước của ông

Câu 3 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho đất nước?

Trả lời:

Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp sau:

  • Cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
  • Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.

Câu 4 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Nhà nước đã đánh giá công lao của Giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào?

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Nêu chủ đề của bài đọc.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
233
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm