Đọc mở rộng trang 35 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức
Đọc mở rộng trang 35 lớp 5 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Đọc bài thơ viết về trẻ em.
Ví dụ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Dưới bóng cây dã hương (Nguyễn Quỳnh Mai(, Con đường tới lớp (Nguyễn Trọng Hoàn)...
Trả lời:
HS tham khảo bài thơ sau:
Lời Chào
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Phạm Cúc
Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |||
Tên bài thơ: ✿ | Tác giả: ✿ | Ngày đọc: ✿ | |
Nội dung bài thơ: ✿ | Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp: ✿ | ||
Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: ✿ | Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆ |
Trả lời:
Gợi ý:
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |||
Tên bài thơ: Lời chào | Tác giả: Phạm Cúc | Ngày đọc: 28/9/2024 | |
Nội dung bài thơ: Ý nghĩa của lời chào đối với mọi người | Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp: Lời chào thân thương quá | ||
Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: Em cảm thấy lời chào tuy dễ nói ra nhưng rất giàu ý nghĩa, giúp đem đến niềm vui cho mọi người và gắn kết mọi người lại với nhau. Từ sau khi đọc bài thơ, em sẽ chủ động chào hỏi mọi người nhiều hơn. | Mức độ yêu thích: ★ ★ ★ ★ ★ |
Câu 3 trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.
Gợi ý: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.
- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ dối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ.
- Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
Trả lời:
HS thực hành trao đổi với bạn ở lớp.
Vận dụng trang 35 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích.
Trả lời:
Gợi ý:
NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3 000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Trong các đại hội về sau, có thêm sự tham gia của các vận động viên nữ. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.
(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
>> Tham khảo thêm tại: Câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích