Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Tiết 6, 7

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi bài thơ Mưa

MƯA

Mưa như mẹ rây bột
Là cơn mưa mùa xuân
Hoa mai nở tần ngần
Hé bừng tia nắng mới.

Cơn mưa rào tháng Năm
Như bị thần sấm đuổi
Chị ra đồng hai buổi
Lúa chín vàng mênh mông.

Mưa dài như nhớ mẹ
Là cơn mưa tháng Mười
Bếp lửa bà hay cười
Giã ngô thơm mùi nắng.

Đây cơn mưa của con
Từ đôi bàn tay son
Từ búp sen thùng tưới
Mưa xoè đầy lá non.

Như mặt trời mới lên
Cành quýt treo quả đỏ
Con chim vườn lấp ló
Hót vang ngời tiếng mưa...

(Lê Thị Mây)

  1. Bài thơ nhắc đến những cơn mưa vào thời gian nào? Khi đó, mọi người làm gì?
  2. Em hiểu “cơn mưa của con” trong bài thơ nói về điều gì?

Trả lời:

a) Bài thơ đã nhắc đến:

Những cơn mưa vào thời gian sau:Khi đó, mọi người đang:
Mưa như rây bột vào mùa xuân
Mưa rào vào tháng NămChị ra đồng hai buổi
Mưa dài vào tháng MườiBà cười, giã ngô

b) Em hiểu “cơn mưa của con” trong bài thơ nói về: dòng nước do con (bạn nhỏ trong bài thơ) mang đến cho cây cối, giúp cây cối tươi tốt - chỉ cơn mưa do bạn nhỏ tạo ra

II. Đọc hiểu Mùa mật mới

MÙA MẬT MỚI

Những đêm mùa mật, cuộc sống lặng yên quen thuộc ở làng Mật vụt đổi khác. Nhà nào cũng tấp nập, sáng sủa.

Bà lễ mễ bưng nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật đến bên bếp. Phựng và Nôốc Kham lấy mâm bột và bát vừng. Bà cháu ngồi xúm quanh gùi lá mật, lúi húi khều trứng ong và ong non rồi cùng nặn bánh. Khi đã hết ong non, bà bắc nồi cho lên bếp canh lá mật.

Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.

Chậu mật trên bếp đầy dần. Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài. Bà bắc chậu xuống rồi đặt lên miệng chõ cái chậu khác. Khi mật nguội, bà gạt sáp và chắt mật vào vò. Bà nếm, loại mật nào ngăm ngăm đắng là có nhiều nhuỵ xoan thì cất riêng làm thuốc. Còn loại mật thường, vị ngọt đậm, bà giữ làm mặt ăn hằng ngày và đem đi đổi hàng.

– Chưa năm nào được mùa mật như năm nay. – Bà sung sướng bảo. – Các cháu muốn mua gì nào?

Phựng muốn mua cái dây lưng da, cây bút máy. Nôốc Kham muốn mua cái trâm cài tóc có bông hoa to kết bằng hạt cườm và một cái gương to.

– Thế bà định mua gì ạ?

– Bà mua bộ ấm tích, cái chảo và con dao to.

– Mua riêng cho bà cơ, những thứ bà nói là mua chung cho cả nhà mà.

– Bà chẳng cần gì. Bà đủ cả rồi.

– Bà hay kêu đau xương. Lần này cháu sẽ mua cao cho bà. – Phựng nói.

Bà cháu vui vẻ bàn chuyện bên chậu mật. Canh xong gùi lá mật, Phựng bưng những bình mật mới cất bớt vào buồng. Nôốc Kham bắc chảo mỡ lên bếp để rán bánh. Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật.

(Theo Vũ Hùng)

Câu 1 trang 85 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những gì?

Trả lời:

Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những đồ vật sau: nồi, chõ, chậu sành, gùi lá mật, bếp

Câu 2 trang 85 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Sắp xếp các hoạt động dưới đây theo trình tự của việc lấy mật.

a. Gác những lá mật trong góc chậu sành.
b. Đặt chậu sành lên miệng chõ.
c. Canh lá mật cho sáp bịt các lỗ mật chảy ra.
d. Bắc nồi chõ lên bếp.
e. Khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật.
g. Để mật nguội.
h. Gạt sáp ra và chắt mật vào vò.

Trả lời:

Sắp xếp các hoạt động theo trình tự như sau: e → d → a → c → g → h

Câu 3 trang 85 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Mật sau khi thu được có hương vị ra sao?

Trả lời:

Mật sau khi thu được có hương thơm ngọt ngào, vị ngăm ngăm đắng hoặc ngọt đậm

Câu 4 trang 85 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Niềm vui “được mùa mật” của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Niềm vui “được mùa mật” của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện như sau:

  • Bà vui sướng nói chưa năm nào được mùa mật như năm nay
  • Ba bà cháu vui vẻ bàn bạc chuyện mua đồ

Câu 5 trang 85 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Theo em, những tình cảm nào được thể hiện trong câu chuyện? Những chi tiết nào cho em biết điều đó?

Trả lời:

- Những tình cảm được thể hiện trong câu chuyện là:

  • tình cảm gia đình, bà cháu
  • tình cảm làng xóm

- Những chi tiết cho em biết điều đó là:

Chi tiết thể hiện tình cảm gia đình, bà cháuChi tiết thể hiện tình cảm làng xóm
  • Cách ba bà cháu quây quần canh mật, làm bánh, trò chuyện với nhau
  • Bà chỉ nghĩ đến vệc có tiền thì mua đồ cho cả nhà mà không nghĩ đến bản thân mình
  • Cháu nhận ra sự hi sinh của bà nên đã nghĩ đến việc mua thuốc cho bà đỡ đau xương
  • Bà mời gia đình bác thợ gỗ sang ăn bánh mừng mùa mật

Câu 6 trang 85 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Viết 2-3 câu nêu cảm nghĩ của em về người bà trong câu chuyện trên

Đang cập nhật...

Câu 7 trang 86 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Tìm câu đơn và câu ghép trong những câu dưới đây:

a. Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật.
b. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.
c. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mặt chảy ra.
d. Chậu mật trên bếp đầy dần.
e. Mùi mặt nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài.

Đang cập nhật...

Câu 8 trang 86 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Dùng kết từ (hoặc cặp kết từ) để nối các câu đơn dưới đây thành câu ghép.

Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 6,7

Đang cập nhật...

Câu 9 trang 86 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Trong đoạn dưới đây, từ ngữ thay thế nào có tác dụng liên kết câu?

Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật.

Đang cập nhật...

Câu 10 trang 86 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Viết một đoạn văn dựa vào các ý dưới đây, trong đó có sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.

Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 6,7

Đang cập nhật...

B. VIẾT

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

  • Đề 1: Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý.
  • Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc khiến em xúc động.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm