Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự tích chú Tễu lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động Sự tích chú Tễu

Nêu nhận xét của em về gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước.

Trả lời:

Gợi ý:

Nhận xét gương mặt các chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước:

  • Được vẽ đầy đủ các bộ phận của gương mặt người một cách tỉ mỉ (mắt, lông mày, mũi, miệng, má...)
  • Có biểu cảm vui vẻ, tươi cười, toát lên sự hài hước, hạnh phúc

B. Đọc Sự tích chú Tễu

SỰ TÍCH CHÚ TẼU

Nhân vật:

  1. Ông quản phường rối nước
  2. Tễu – anh trai làng

Cảnh 1: Tại xưởng mộc phường rối nước.

Ông quản:– Anh tìm ai?
Anh Tễu:– Dạ thưa, con tìm ông quản phường rối nước ạ.
Ông quản:– Là ta đây!
Anh Tễu:– Dạ, con tên Tễu. Đến xin học nghề.
Ông quản:– Tễu có nghĩa là cười. Tên đẹp đấy! Vì sao con muốn học nghề rồi nước?
Anh Tễu:– Con thích ca hát mà tướng mạo khó coi, "bụng trống chầu, đầu cá trê", vào phường ta mới mong được giấu mặt mình, trình mặt rối mà hát sau bức mành ạ.
Ông quản:– Ta thấy con ngộ nghĩnh, hoạt bát đầy chứ. Ai mách con tới đây?
Anh Tễu:– Mẹ con ạ. Mẹ con bảo tới đây “không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền”.
Ông quản:– Ha ha! Phường ta đưa tiếng cười mua vui cho làng xóm. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!”. Để ta dạy con diễn mấy quân hề. Tha hồ mà cười! Nào ta sang thuỷ đình ao làng để tập.

Cảnh 2: Ba năm sau, ở thuỷ đình phường rối nước.

Ông quản:– Con đã được hát ca thoả thích, vì sao sau các buổi diễn, ta thấy con đăm chiêu như vậy?
Anh Tễu:– Thưa ông quản! Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi con...
Ông quản:– Ta nghĩ đó chính là mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn! Con cứ đi theo tâm nguyện của mình. Chỉ xin con cho phường rối làng ta lấy chính con làm hình mẫu khắc tạc một quân rối mới, thay con ở lại múa ca với bạn nghề.
Anh Tễu:– Xin vâng. Quân rối chú Tễu sẽ thay con ca hát với mọi người. Con xin cảm ơn!

(Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường rối cùng hát “Hãy vui... i... a... là vui như chú Tễu...”.)

(Theo Trần Quốc Toàn)

C. Trả lời câu hỏi Sự tích chú Tễu

Câu 1 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là gì?

Trả lời:

Lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là: để xin được học nghề rối nước, do vốn thích ca hát mà tướng mạo khó coi, phải vào phường múa rối nước thì mới mong được giấu mặt rồi hát sau bức mành

Câu 2 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thế nào?

Trả lời:

Em thấy anh Tễu là người:

  • Lễ phép, lịch sự
  • Hài hước, dí dỏm
  • Có mục tiêu, ước mơ rõ ràng và có kế hoạch cụ thể để nỗ lực, cố gắng thực hiện ước mơ của mình

Câu 3 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Theo em, vì sao ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quân rối hề?

Đang cập nhật...

Câu 4 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Ở cảnh 2, điều gì khiến anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư? Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình?

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Vở kịch giải thích thế nào về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước?

Đang cập nhật...

D. Luyện tập theo văn bản đọc Sự tích chú Tễu

Câu 1 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1:  Xếp các từ có tiếng tâm dưới đây vào nhóm thích hợp.

tâm tưtâm nguyệntâm bãotâm điểm
tâm trạngtâm huyếttrung tâmlương tâm
Tâm có nghĩa là điểm chính giữaTâm có nghĩa là tình cảm, ý chí

Trả lời:

Xếp các từ có tiếng tâm vào nhóm thích hợp như sau:

Tâm có nghĩa là điểm chính giữaTâm có nghĩa là tình cảm, ý chí
tâm bão, tâm điểm, trung tâmtâm tư, tâm nguyện, tâm trạng, tâm huyết, lương tâm

Câu 2 trang 155 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Đặt câu với 1 – 2 từ trong mỗi nhóm ở bài tập 1.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm