Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bến sông tuổi thơ trang 23 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động Bến sông tuổi thơ

Bạn yêu thích, tự hào về điều gì ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống?

Trả lời:

Gợi ý những điều em yêu thích và tự hào về quê hương hoặc nơi mình sinh sống:

  • Vẻ đẹp thiên nhiên (biển, sông, núi, hang động, rừng cây, vườn hoa...)
  • Các công trình kiến trúc (nhà sách, nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, công viên, bến cảng...)
  • Món ăn (những món ăn truyền thống hoặc cửa hàng nổi tiếng, đồ uống sáng tạo...)
  • Lễ hội, nghề truyền thống (làm nón, làm tranh, đan rổ, các lễ hội du lịch...)

B. Đọc Bến sông tuổi thơ

BẾN SÔNG TUỔI THƠ

Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy trước nhà có một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng...

Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít. Chúng tôi thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn. Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.

Những ngày nước ròng nước lớn, con sông mang phù sa bồi đắp cho cây bần ngày một lấn ra sông. Chiều chiều, gió từ phía sông thổi về man mác, những bông hoa bần tim tím nở xoè, từng cánh hoa thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước. Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.

Trái bần chua cũng là một đặc sản của quê tôi. Vì trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được. Cá bông lau là thứ cá ngon quý hiếm, chỉ có theo mùa, còn cá bống sao thì ngược lại, có quanh năm. Khi rảnh rỗi, chúng tôi chỉ cần xuống bãi sông lội một lát là kiếm được cá, lượm vài ba trái bần là nấu được nồi canh chua. Ai đến cù lao quê tôi mà chưa từng thưởng thức món canh này thì cũng xem như chưa đến.

Mỗi lần đi đâu xa nhà, tôi lại nhớ bến sông quê có hàng bần nở hoa tím chờ gió thổi qua. Khi đó, tôi tưởng đâu như có hương thơm của những trái bần chín và mùi vị của canh cá bống sao nấu với trái bần chua. Những cây bần con bên sông vẫn cứ tiếp tục mọc lên để duy trì màu xanh bờ bãi cù lao quê hương tôi.

(Theo Lê Văn Trường)

Đọc: Bến sông tuổi thơ trang 23 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức

C. Trả lời câu hỏi Bến sông tuổi thơ

Câu 1 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?

Trả lời:

Những hình ảnh nào của quê hương thân thuộc với bạn nhỏ: một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng...

Câu 2 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?

Trả lời:

Những kỉ niệm của bạn nhỏ cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ:

  • mỗi chiều, tụ năm tụ bảy ở bến sông vui đùa đủ các trò của tuổi con nít
  • lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn, hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.

Câu 3 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên: bình dị, mộc mạc, gần gũi, thân thương và gắn bó

Câu 4 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản gì của quê hương? Chi tiết nào cho thấy bạn rất tự hào về đặc sản đó của quê mình?

Trả lời:

- Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản: trái bần chua

- Chi tiết cho thấy bạn rất tự hào về đặc sản đó của quê mình:

  • trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được
  • Ai đến cù lao quê tôi mà chưa từng thưởng thức món canh này thì cũng xem như chưa đến

Câu 5 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh nào của vùng đất cù lao? Vì sao?

Trả lời:

Gợi ý:

Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh những hàng bần mọc cạnh bờ sông của vùng đất cù lao. Vì hình ảnh này vừa thân thương, bình dị, lại gợi lên những hình ảnh sinh hoạt vui tươi, hạnh phúc của người dân nơi đây.

D. Luyện tập theo văn bản đọc Bến sông tuổi thơ

Câu 1 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Từ tôi và chúng tôi ở hai đoạn đầu của bài đọc được dùng để chỉ ai? Từ nào chỉ một người, từ nào chỉ nhiều người?

Trả lời:

  • Từ tôi chỉ tác giả, từ chúng tôi chỉ tác giả và những người bạn của mình
  • Từ tôi chỉ một người, từ chúng tôi chỉ nhiều người

Câu 2 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: 

a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:

- Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tôm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gắn gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.

- Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bển sông, vui đùa dủ các trò của tuổi con nít.

- Trái bần chua cũng là một "đặc sản" của quê tôi.

b. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.

A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.
B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.
C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.

Trả lời:

a) Từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu văn là:

  • Từ đồng nghĩa với rớt: rơi, rụng...
  • Từ đồng nghĩa với cù lao: đảo...
  • Từ đồng nghĩa với con nít: trẻ con, con trẻ, con nhỏ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhóc con...
  • Từ đồng nghĩa với trái: quả...

b) Chọn đáp án C

E. Trắc nghiệm bài Bến sông tuổi thơ lớp 5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm