Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện lớp 5 Kết nối tri thức

Tiếng Việt lớp 5 trang 108 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc,
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Đọc câu chuyện dưới đây và trao đổi với bạn.

Không nên phá tổ chim

Thấy trên cành cây có một tổ chim chích choè, ba con chim non mới nở, tôi liền trèo lên cây, bắt chim non xuống để chơi. Chị tôi thấy vậy, nhẹ nhàng bảo: “Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết. Hãy đặt lại chim vào tổ. Sau này chim lớn, chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.”.

Nghe lời chị, tôi đem những chú chim non đặt lại vào tổ.

(Theo Quốc văn giáo khoa thư)

  1. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?
  2. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?
  3. Câu chuyện này giúp em nhận ra điều gì?

Trả lời:

a) Người chị khuyên em không nên phá tổ chim vì:

  • Chim non đang sống với mẹ, lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm
  • Lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết

b) Lợi ích của loài chim đối với con người: khi chim lớn, chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người

c) Câu chuyện giúp em nhận ra: các loài vật trong tự nhiên cũng có tình cảm như con người, và cần được quan tâm, yêu thương, bảo vệ

Câu 2 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên. Câu chuyện kể về một em nhỏ vì tò mò mà trèo lên cây, bắt ba con chim non xuống để chơi. Nhưng lời khuyên của chị gái đã làm cho em tỉnh ngộ. Chị đã nói về nỗi buồn của chim mẹ khi không tìm thấy con, số phận của những chim non khi bị tách ra khỏi mẹ. Chị còn nói với em về lợi ích mà loài chim mang lại cho con người. Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía. Nó giúp người em có một hành động đáng khen: đem những con chim non đặt lại tổ của chúng. Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài. Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.

(Phan Nguyên)

  1. Người viết muốn nói điều gì qua đoạn văn trên?
  2. Tìm các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và xác định nội dung tương ứng của mỗi phần.
  3. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Trả lời:

a) Qua đoạn văn trên, người viết muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình về câu chuyện "Không nên phá tổ chim"

b) Các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và xác định nội dung tương ứng của mỗi phần là:

Mở đầuCâu đầu tiênGiới thiệu câu chuyện "Không nên phá tổ chim" và nêu ấn tượng chung về câu chuyện
Triển khaiTừ "Câu chuyện kể về" đến "của muôn loài"Nêu nội dung chính và những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện. Bộc lộ cảm xúc của người viết trước ý nghĩa nhân văn, cao đẹp của câu chuyện
Kết thúcCâu cuốiNhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với người viết

c) Những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn văn:

  • Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía
  • Hành động của người em thật đáng khen
  • Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động

Câu 3 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện:

- Một đoạn văn cần có đầy đủ 3 phần: Mở đầu, triển khai và kết thúc

- Mỗi phần cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nội dung như sau:

  • Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.
  • Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
  • Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

Vận dụng trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

Trả lời:

Mẫu:

Nhà bác học của đồng ruộng

Lương Định Của là nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,… Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng”.

Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,….

Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.”

Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi của ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm