Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập về từ đa nghĩa trang 74 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức

Luyện tập về từ đa nghĩa lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 74 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?

a. Khi đang là hạt
Cầm trong tay mình
Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh.

(Trần Hữu Thung)

b. Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước của lim dim mắt cười.
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả – những mặt trời tí hon.

(Đỗ Quang Huỳnh)

Trả lời:

- Giải nghĩa từ hạt trong các đoạn thơ:

  • Đoạn a: hạt chỉ bộ phận nằm trong quả, do noãn cầu của bầu hoa biến thành, nảy mầm thì cho cây con
  • Đoạn b: hạt chỉ một lượng nhỏ chất lỏng có hình dáng giống như hạt gạo, hạt ngô

- Từ hạt ở đoạn a được dùng với nghĩa gốc, từ hạt ở đoạn b được dùng với nghĩa chuyển

Câu 2 trang 74 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?

a. Cái gật có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xòe trong lửa

(Vũ Quần Phương)

b. Chân em bước thật êm
Đường sau mưa ẩm ướt
Trên lá non mịn mượt
Những giọt nước trong lành.

(Nguyễn Quỳnh Mai)

Trả lời:

- Trong hai đoạn thơ, từ "chân" ở đoạn thơ a được dùng với nghĩa chuyển, từ "chân" ở đoạn thơ b được dùng với nghĩa gốc

- Các nghĩa đó giống và khác nhau như sau:

  • Điểm giống: cùng chỉ bộ phận ở dưới cùng
  • Điểm khác:
    • Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển chỉ phần dưới cùng của đồ vật (com-pa, cái gậy, cái kiềm) giúp đồ vật đứng được
    • Từ "chân" được dùng với nghĩa gốc chỉ phần dưới cùng của cơ thể người, có chức năng di chuyển

Câu 3 trang 74 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:

MũiNghĩa 1: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi
Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật
CaoNghĩa 1: có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng
Nghĩa 2: hơn mức trung bình về số lượng hay chất lượng

Trả lời:

HS tham khảo các câu sau:

Mũi

- Nghĩa 1: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi

  • Cô gái đó có chiếc mũi cao và thẳng rất đẹp.
  • Cô ấy bị việm mũi dị ứng, nên rất dễ hắt hơi, sổ mũi khi thời tiết giao mùa.

- Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật

  • Mũi thuyền va mạnh vào tảng đá ngầm khiến con thuyền chao đảo.
  • Mũi dao nhọn hoắt nên cần phải thật cẩn thận khi sử dụng.
Cao

- Nghĩa 1: có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng

  • Mới một năm mà cậu bé đó đã cao hơn nhiều.
  • Bức tường rào này cao gần 2m, nên người đi ngoài đường không thể nhìn vào sân vườn nhà tôi được.

- Nghĩa 2: hơn mức trung bình về số lượng hay chất lượng:

  • Đây là loại mĩ phẩm cao cấp nên có giá đắt đỏ hơn các loại khác.
  • Các ngành học chất lượng cao luôn được sinh viên yêu thích và săn đón.

Bài tập về Từ đa nghĩa lớp 5 Có đáp án

>> HS ôn tập kiến thức với các dạng bài tập thường gặp tại đây: Bài tập về Từ đa nghĩa lớp 5 Có đáp án

Bài tập trắc nghiệm về Từ đa nghĩa lớp 5

>> HS kiểm tra nhanh kiến thức của mình tại đây:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm