Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nói và nghe: Cảnh đẹp thiên nhiên trang 79 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức

Nói và nghe Cảnh đẹp thiên nhiên lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc,
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Yêu cầu: Giới thiệu một cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ta.

Câu 1 trang 79 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Chuẩn bị.

  • Tìm hiểu những thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. (Gợi ý: Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), đảo Ngọc – Phú Quốc (Kiên Giang),...
  • Tìm đọc trên sách báo, in-tơ-nét,… thông tin về một thắng cảnh em muốn giới thiệu. Ghi chép những thông tin quan trọng về thắng cảnh.

Trả lời:

HS tìm hiểu về các thắng cảnh nổi tiếng bằng cách đọc sách, tạp chí, hoặc xem các chương trình truyền hình, hỏi thăm người dân địa phương...

Câu 2 trang 79 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trình bày:

Gợi ý: 

Mở đầu- Giới thiệu khái quát tên thắng cảnh, địa điểm, đặc điểm nổi bật

Em có thể:

- Dùng thêm tranh ảnh hoặc đoạn phim ngắn để thuyết minh

- Thể hiện sự tự hào về cảnh đẹp đất nước qua giọng nói

- Ghi lại những điều thú vị trong bài trình bày của bạn

Triển khai

- Nêu những thông tin đặc sắc về thắng cảnh. Ví dụ:

  • Vịnh hạ Long bao gồm gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều hang động
  • Đảo Ngọc - Phú Quốc là thiên đường du lịch của miền nhiệt đới với những hòn đảo xa đầy bí ẩn, những khu rừng xanh mướt...
Kết thúc

- Khẳng định giá trị và sức hấp dẫn của thắng cảnh

- Mời gọi bạn bè quốc tế đến tham quan

Trả lời:

HS tham khảo các bài văn mẫu giới thiệu cảnh đẹp của nước ta tại đây:

Câu 3 trang 79 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Trao đổi, góp ý:

  • Giới thiệu đực các thông tin thú vị
  • Sử dụng những từ ngữ miêu tả gây ấn tượng...

Trả lời:

HS thực hành trao đổi và góp ý tại lớp học.

Vận dụng trang 79 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Tìm đọc sách báo hoặc xem video về những miền đất xa xôi mà con người ít có cơ hội đặt chân đến (Nam Cực, Bắc Cực, sa mạc,...).

Trả lời:

Gợi ý:

Sa mạc Chihuahua

Diện tích của sa mạc này ước tính là khoảng 282.000 km vuông (175.000 dặm vuông).

Sa mạc Chihuahua nằm dọc theo biên giới Mexico – Mỹ. Diện tích của nó thậm chí còn lớn hơn cả tiểu bang California (theo thống kê của Đại Học New Mexico). Sa mạc có tên như vậy là do nó bao phủ phần lớn bang Chihuahua của Mexico, ngoài ra nó còn thuộc các bang Texas, New Mexico và Arizona của Mỹ. Lượng mưa trung bình mỗi năm trên sa mạc này là ít hơn 228 mm.

Giống như nhiều sa mạc khác trên thế giới, sa mạc Chihuahua được bao bọc bởi dãy núi Sierre Madre Occidental ở phía Tây và dãy Sierra Madre Oriental ở phía Đông, ngăn hơi nước từ Thái Bình Dương và vịnh Mexico vào sâu trong đất liền.

Bên dưới sa mạc và dãy núi Guadalupe thuộc New Mexico có tới hơn 300 hang động. Tại khu vực này, Công viên quốc gia Carlsbad Caverns được xây dựng sau khi axit sunfuric xâm nhập vào núi đá vôi.

theo H. Thủy

Bắc Cực và Nam Cực

Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền. Nam Cực là đất liền bao quanh bởi đại dương. Nước ấm lên và nguội đi chậm hơn so với đất liền, dẫn tới nhiệt độ ít cực đoan hơn. Ngay cả khi Bắc Băng Dương bị băng bao phủ, nhiệt độ tương đối ấm của nước cũng có hiệu ứng điều hòa thời tiết tại đó, giúp Bắc Cực ấm hơn Nam Cực.

Theo nghiên cứu công bố của Viện Hải dương học Woods Hole, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực là -40 độ C vào mùa đông và 0 độ C vào mùa hè. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Nam Cực thấp hơn nhiều, ở mức -60 độ C vào mùa đông và -28,2 độ C vào mùa hè.

Một yếu tố địa lý khác, trong khi Bắc Cực nằm ở mực nước biển, Nam Cực là lục địa cao nhất với độ cao trung bình khoảng 2.300 m. Càng lên cao, nhiệt độ càng lạnh.

Một khám phá thú vị là lớp băng phủ ở hai cực thay đổi trong năm, phát triển ở mùa đông dài và tối, tan chảy chậm vào mùa hè. Bắc Cực được bao bọc bởi đất liền nên băng biển không di động như bang biển ở Nam Cực. Dẫn tới các tảng băng ở Bắc Cực thường dày hơn so với băng ở Nam Cực khoảng 1 mét.

Diện tích băng ở Bắc Cực đạt mức tối thiểu trung bình khoảng 6,5 triệu km2, mức đối đa khoảng 15,6 triệu km2. Trung bình, băng ở Nam Cực có diện tích nhỏ hơn với mức tối thiểu khoảng 3,1 triệu km2, tối đa 18,8 triệu km2. Tuy nhiên, Nam Cực sở hữu tổng lượng băng nhiều hơn Bắc Cực, Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới.

theo Trần Mỹ Hương

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm