Trước cổng trời trang 46 lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức
Trước cổng trời lớp 5 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Khởi động bài Trước cổng trời
Theo em, vì sao cảnh vật trong bức tranh dưới đây được gọi là “cổng trời”?
Trả lời:
Gợi ý:
Vì cảnh vật trong bức tranh có bố cục gồm các ngọn núi cáo chót vót, đỉnh núi hòa vào mây trời, giữa hai ngọn núi là thác nước có màu tựa như mây, nhìn giống như con đường dẫn lên tới bầu trới
B. Đọc bài thơ Trước cổng trời
TRƯỚC CỔNG TRỜI
Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối.
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...
Những vật nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã.
Người Tày từ khắp ngà
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rừng sương giá.
(Nguyễn Đình Ảnh)
C. Trả lời câu hỏi bài Trước cổng trời
Câu 1 trang 47 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Dựa vào khổ thơ thứ nhất, hãy miêu tả khung cảnh “cổng trời” theo hình dung của em.
Trả lời:
Gợi ý:
Em hình dung "cổng trời" là khoảng trống giữa hai đỉnh núi cao vời vợi, nơi đó dung hòa làm một với chân mây, nhìn từ xa mờ mờ ảo ảo, tràn ngập ánh sáng chói lóa.
Câu 2 trang 47 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra với những hình ảnh nào? Em thấy hình ảnh nào thú vị nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra như sau:
- Thiên nhiên: cỏ hoa, con thác, đàn dê, suối, cây trái, rừng nguyên sơ, ráng chiều, vạt nương, lúa chín, nhạc ngựa rung...
- Con người: người Tày đi gặt lúa trồng rau, người Giáy người Dao đi tìm măng hái nấm, vạt cáo chàm thấp thoáng...
- HS tự chọn hình ảnh thú vị.
Gợi ý: Em thấy hình ảnh "Suốt triền rừng hoang dã" là thú vị nhất. Vì nó khắc họa được hình ảnh những con suối nằm vắt vẻo, uốn lượn xen giữa khu rừng một cách nên thơ và có phần tinh nghịch, mới lạ.
Câu 3 trang 47 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Hình ảnh con người trong 2 khổ thơ cuối có những điểm chung nào?
Trả lời:
- Hình ảnh con người trong hai khổ thơ cuối: người Tày, người Giáy, người Dao
- Điểm chung: họ đều là những người đồng bào ở miền núi, đều đang hăng say lao động giữa thiên nhiên núi rừng (gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm)
Câu 4 trang 47 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Theo em, điều gì đã khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Gợi ý:
Cảnh rừng sương giá như ấm lên nhờ có sự xuất hiện của con người. Mọi người ai cũng tất bật, hối hả làm việc, toát lên nguồn năng lượng nhiệt huyết, tràn ngập sức sống:
- người tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau
- người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm
- tiếng xe ngựa vang lên trên các triền rừng hoang dã
- vạt áo chàm của người dân nhuộm xanh cả nắng chiều
Câu 5 trang 47 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1: Nêu chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ là ca ngợi vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và những giá trị, ý nghĩa to lớn mà thiên nhiên đem lại cho cuộc sống của con người.