Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đàn t'rưng - tiếng ca đại ngàn lớp 5 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động Đàn t'rưng - tiếng ca đại ngàn 

Nói những điều em biết về Tây Nguyên.

Trả lời:

Gợi ý các thông tin về Tây Nguyên:

- Tây Nguyên được tạo nên từ các cao nguyên liền kề, gồm:

  • Cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m
  • Cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800m
  • Cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500m
  • Cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m
  • Cao nguyên Mơ Nông cao khoảng 800–1000m
  • Cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m
  • Cao nguyên Bảo Lộc và Di Linh cao khoảng 900–1000m.

- Tổng diện tích của Tây Nguyên khoảng 54,7 nghìn km2

- Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan cao khoảng 500m-600m so với mặt biển nên rất phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, ca cao, điều, hồ tiêu, dâu tằm...

- Tây Nguyên có hai mùa trong năm:

  • Mùa mưa: từ tháng 5 đến hết tháng 10
  • Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trong đó tháng 3 và tháng 4 là tháng nắng nóng cao điểm)

- Vì Tây Nguyên có vị trí cao, nên các vị trí cao trên 400m-500m sẽ có khí hậu mát mẻ và nhiều mưa hơn các vùng còn lại. Riêng các khu vực cao trên 100m thì quanh năm mát lạnh

B. Đọc Đàn t'rưng - tiếng ca đại ngàn 

Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn

Đến Tây Nguyên, ta thường được nghe tiếng đàn t’rưng ngân dài theo dòng suối, hoà cùng tiếng gió trên đèo núi hoang vu...

Cùng với điệu hát ru, tiếng đàn t’rưng đã đi vào kí ức tuổi thơ của các bạn trẻ Tây Nguyên từ lúc còn được địu trên lưng mẹ. Lớn lên, mỗi bước chân của họ vào rừng kiếm củi, xuống suối lấy nước, ra nương trỉa lúa,... đều vấn vương nhịp điệu khi khoan khi nhặt, khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo của đàn t’rưng.

Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. Mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau trực ở chòi canh. Chốc chốc, họ lại gõ trên chiếc đàn t’rưng, dạo một bản nhạc “đánh tiếng” đuổi chim muông và thú rừng mon men đến rẫy phá lúa. Tiếng đàn chẳng những rộn rã suốt ngày mà còn thánh thót thâu đêm, làm ấm lòng những chàng trai canh rẫy trong rừng khuya sương lạnh.

Từ buôn này sang buôn khác, ta còn thấy những chiếc đàn t’rưng trên đỉnh dốc cao. Người đi qua đây sẽ gõ cho tiếng đàn vang lên để thêm yên tâm, vững bước vượt qua quãng đường rừng u tịch.

Cùng với mái nhà rông thân thượng, cao vút, tiếng đàn t’rưng rộn ràng, lưu luyến đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

C. Trả lời câu hỏi Đàn t'rưng - tiếng ca đại ngàn 

Câu 1 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Bài đọc nói về điểm nổi bật nào của vùng đất Tây Nguyên?

Cảnh thiên nhiên hùng vĩTiếng đàn t'rưng rộn rãMái nhà rông cao vút

Trả lời:

Chọn đáp án: Tiếng đàn t'rưng rộn rã

Câu 2 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào?

Trả lời:

Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như sau:

  • Tiếng đàn đồng hành cùng điệu hát ru, đi vào kí ức tuổi thơ của các bạn trẻ Tây Nguyên từ lúc còn được địu trên lưng mẹ.
  • Lớn lên, mỗi bước chân của họ vào rừng kiếm củi, xuống suối lấy nước, ra nương trỉa lúa,... đều vấn vương nhịp điệu của đàn t’rưng.

Câu 3 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Những chi tiết nào cho thấy đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên?

Đang câp nhật...

Câu 4 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Theo em, vì sao tác giả khẳng định tiếng đàn t’rưng đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên?

Đang câp nhật...

Câu 5 trang 62 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 2: Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên?

Đang câp nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm