Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - Chương 1. Khối đa diện

Hình học 12 - Đề toán tổng hợp Chương 1

Để giúp các bạn học sinh rèn luyện giải bài tập Toán nhanh và chính xác nhất. VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - Chương 1. Khối đa diện. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - Chương 1

Bài 1.28 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Hình được tạo thành từ hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ khi ta bỏ đi các điểm trong của mặt phẳng (ABCD) có phải là một hình đa diện không?

Hướng dẫn làm bài:

Không phải là hình đa diện, vì trong hình đó có cạnh (chẳng hạn AB) không phải là cạnh chung của đúng hai đa giác.

Bài 1.29 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Chứng minh rằng mỗi đỉnh của một hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.

Hướng dẫn làm bài:

Lấy một đỉnh B tùy ý của hình đa diện (H). Gọi M1 là một mặt của hình đa diện (H) chứa B. Gọi A, B, C là ba đỉnh liên tiếp của M1. Khi đó AB, BC là hai cạnh của (H). Gọi M2 là mặt khác với M1 và có chung cạnh AB với M1. Khi đó M2 còn có ít nhất một đỉnh D sao cho A, B, D là ba đỉnh khác nhau liên tiếp của M2. Nếu D≡C thì M1 và M2 có hai cạnh chung AB và BC, điều này vô lí. Vậy D phải khác C. Do đó qua đỉnh B có ít nhất ba cạnh BA, BC và BD.

Bài 1.30 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông cân ở C. Cạnh B’B = a và tạo với đáy một góc bằng 600. Hình chiếu vuông góc hạ từ B’ lên đáy trùng với trọng tâm của tam giác ABC. Tính thể tích khối lăng trụ đó theo a.

Hướng dẫn làm bài:

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, khi đó ˆB′BG=600,B′G=a√3/2,BG=a/2

Gọi D là trung điểm của AC, khi đó BD=3a/4

Ta có BC2 + CD2 = BD2, do đó BC2+BC2/4=5BC2/4=9a2/16

Suy ra BC2=9/20a2, SABC=BC2/2=9/40a2

VABC.A′B′C′=a√3/2.9a2/40=9√3/80.a3

Bài 1.31 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Tính thể tích khối lăng trụ có chiều cao bằng h, đáy là ngũ giác đều nội tiếp trong một đường tròn bán kính r.

Hướng dẫn làm bài:

Chia đáy của hình lăng trụ đã cho thành năm tam giác cân có chung đỉnh O là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy. Khi đó diện tích đáy bằng 5/2r2sin720. Do đó thể tích lăng trụ đó bằng 5/2hr2sin720

Bài 1.32 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật ABCD, các mặt (SAB) và (SAD) vuông góc với đáy. Góc giữa mặt (SAC) và đáy bằng 600, AB = 2a, BC = a. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC theo a.

Hướng dẫn làm bài:

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

Vì các mặt (SAB) và (SAD) vuông góc với đáy nên SA⊥(ABCD). Ta có:

{BC⊥AB;BC⊥SA⇒BC⊥(SAB)

⟹ góc((SBC),(ABCD))=ˆSBA=600

Do đó: SA=2atan600=2a√3

VS.ABCD=1/32a√3.2a.a=4√3/3.a3

Vì CD // AB nên d(AB. CD) = d(AB, (SCD)). Hạ AH⊥SD, để ý rằng CD⊥(SAD)⇒AH⊥(SCD).

Do đó d(AB, SC) = AH.

Ta có: AH.SD=SA.AD

⇒AH=SA.AD/\sqrt{SA^2+AD^2}\(\sqrt{SA^2+AD^2}\)=2a√3.a/\sqrt{12a^2+a^2}\(\sqrt{12a^2+a^2}\)=2√3/13.a

Bài 1.33 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh bằng a. Gọi M, N và E theo thứ tự là trung điểm của BC, CC’ và C’A’. Đường thẳng EN cắt đường thẳng AC tại F, đường thẳng MN cắt đường thẳng B’C’ tại L. Đường thẳng FM kéo dài cắt AB tại I, đường thẳng LE kéo dài cắt A’B’ tại J.

a) Chứng minh rằng các hình đa diện IBM.JB’L và A’EJ.AFI là những hình chóp cụt.

b) Tính thể tích khối chóp F.AIJA’

c) Chứng minh rằng mặt phẳng (MNE) chia khối lăng trụ đã cho thành hai khối đa diện có thể tích bằng nhau.

Hướng dẫn làm bài:

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

a) Gọi S là giao của hai đường thẳng MN và BB’. Khi đó S, I, J là điểm chung của cả hai mặt phẳng (MNE) và (ABB’A) nên chúng thẳng hàng. Do đó, ba đường thẳng BB’, MN và IJ đồng quy nên nó là một hình chóp cụt. Tương tự, đa diện A’EJ.AFI cũng là một hình chóp cụt.

b) Hai tam giác NCF và NC’E có ˆC=ˆC′=900, NC=NC′,ˆCNF=ˆC′NE nên chúng bằng nhau.

Do đó, CF=C′E=a/2

Tương tự, C′L=CM=a/2. Từ đó suy ra tam giác MCF cân ở C.

Ngoài ra ta còn có: ˆCMF=ˆBMI=300 và ˆIBM=600 nên ˆMIB=900, IB=BM/2=a/4 và IM=√3/2BM=√3/4.a

Vì FI⊥AB,FI⊥AA' nên FI⊥(AIJA′). Ta có diện tích hình thang vuông AA’JI bằng 1/2(3a/4+a/4)b=ab/2.

Gọi K là trung điểm của MF thì do tam giác MCF cân ở C nên CK⊥MF. Từ đó suy ra hai tam giác vuông CMK và BMI bằng nhau.

Do đó MF = MK = MI. Từ đó suy ra FI=3√3/4.a

Vậy VF.AIJA′=1/3(ab/2)3√3/4/a=√3/8a2b

c) Tương tự câu b) ta có C′L=CM=a/2, LJ⊥A′B′ và LJ=3√3/4a

Giả sử mặt phẳng (MNE) chia khối lăng trụ đã cho thành hai khối đa diện (H) và (H’), trong đó (H’) là khối đa diện chứa đỉnh A, (H’) là khối đa diện chứa đỉnh B’.

Ta thấy V(H′)=VIBM.JB′L−VN.EC′L,V(H)=VJA′E.IAF−VN.FCM

Vì ΔIBM=ΔJA′E, ΔJB′L=ΔIAF, BB′=AA′ nên VIBM.JB′L=VJA′E.IAF

Ngoài ra hai hình chóp N.EC’L và N.FCM có đường cao bằng nhau và có đáy là những tam giác bằng nhau nên chúng có thể tích bằng nhau.

Từ đó suy ra V(H) = V(H’)

Bài 1.34 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho hai đoạn thẳng AB và CD chéo nhau, AC là đường vuông góc chung của chúng. Biết rằng AC = h, AB = a, CD = b và góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 600. Hãy tính thể tích của khối tứ diện ABCD.

Hướng dẫn làm bài:

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

Dựng BE song song và bằng DC, DF song song và bằng BA. Khi đó, ABE.FDC là một lăng trụ đứng.

Ta có: SABE=1/2ab.sin600=ab√3/4

VC.ABE=1/3.√3/4ab.h=√3/12abh

Từ đó suy ra VA.BCD=VA.BCE=√3/12abh

Bài 1.35 trang 22 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho tứ diện đều ABCD. Gọi (H) là hình bát diện đều có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tứ diện đều đó. Tính tỉ số V(H)/VABCD

Hướng dẫn làm bài

Gọi cạnh của tứ diện đều ABCD là a thì cạnh của hình bát diện đều (H) là a/2. Khi đó VABCD=a3/√2/12,V(H)=1/3(a/2)3√2=a3√2/24

Từ đó suy ra V(H)/VABCD=1/2

Bài 1.36 trang 23 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a, M là trung điểm của BB’ Tính theo a:

a) Khoảng cách giữa AC và DC’.

b) Độ dài đoạn vuông góc chung giữa CM và AB’.

Hướng dẫn làm bài

a)

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

Gọi d(AC, DC’) = h

Ta có C’A’ // CA , do đó:

d(AC, DC’) = d(AC, (A’C’D)) = d(C, (A’C’D)) = h

Ta có: VA′.CDC′=1/3.a2/2a=a3/6

Để ý rằng tam giác A’C’D là tam giác đều cạnh bằng a√2

Do đó: SA′C′D=a2√3/2

VC.A′C′D=1/3SA′C′D.h=1/3.a2√3/2.h=VA′.CDC′=a3/6

Từ đó suy ra: h= \frac{\frac{a^3}{6}}{\frac{a^2\sqrt{3}}{6}}\(\frac{\frac{a^3}{6}}{\frac{a^2\sqrt{3}}{6}}\)=a/√3=a√3/3

b)

Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

Từ A kẻ đường thẳng song song với MC’, cắt DD’ tại N và A’D’ kéo dài tại J.

Đặt h1 = d(MC’, AB’) = d(M, (AB’N))

Ta có: VM.AB′N=VN.AB′M=1/3.a2/4/a=a3/12

Để ý rằng N là trung điểm của DD’, A’J = 2A’D’ và JA = JB’

Gọi I là trung điểm của AB’, khi đó JI⊥AB′

Ta có: AJ=\sqrt{AA\(AJ=\sqrt{AA'^2+A'J^{^2}}=\sqrt{a^2+4a^2}\) = a√5;AI=a√2/2

Suy ra: IJ= \sqrt{5a^2-\frac{a^2}{2}}\(\sqrt{5a^2-\frac{a^2}{2}}\) = 3a/√2

SJAB′=1/2.3a/√2a√2=3a2/2

Do đó: SAB′N=1/2SJAB′=3a2/4

VM.AB′N=1/3.3a2/4.h1=a2h1/4=a3/12

Suy ra: h1=a/3

Chú ý: Có thể tính thể tích SAB’N bằng cách khác.

Để ý rằng: NB\(NB'=\sqrt{ND'^2+B'D'^2}=\sqrt{\frac{a^2}{4}+2a^2}=\frac{3a}{2}\)

AN=a√5/2,AB′=a√2

Gọi α=ˆNAB′. Ta có: NB2=AN2+AB2−2AN.AB.cosα

Hay 9a2/4=5a2/4+2a2−2.a√5/2.a√2cosα

⇒cosα=1/√10⇒sinα=3/√10

Do đó: SAB′N=1/2AB′.AN.sinα=1/2a√2.a√5/2.3/√10=3a2/4

Bài 1.37 trang 23 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho tứ diện ABCD. Gọi hA , hB, hC, hD lần lượt là các đường cao của tứ diện xuất phát từ A, B, C, D và r là bán kính mặt cầu nội tiếp tứ diện. Chứng minh rằng:

1/hA+1/hB+1/hC+1/hD=1/r

Hướng dẫn làm bài:Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - chương 1. Khối đa diện

Gọi I là tâm mặt cầu nội tiếp tứ diện, V là thể tích tứ diện. Ta có

V=VIBCD+VICDA+VIDAB+VIABC

⇒I=VIBCD/V+VICDA/V+VIDAB/V+VIABC/V

=\frac{\frac{1}{3}rS_{BCD}}{\frac{1}{3}h_AS_{BCD}}+\frac{\frac{1}{3}rS_{CDA}}{\frac{1}{3}h_BS_{CDA}}+\frac{\frac{1}{3}rS_{DAB}}{\frac{1}{3}h_CS_{DAB}}+\frac{\frac{1}{3}rS_{ABC}}{\frac{1}{2}h_DS_{ABC}}\(=\frac{\frac{1}{3}rS_{BCD}}{\frac{1}{3}h_AS_{BCD}}+\frac{\frac{1}{3}rS_{CDA}}{\frac{1}{3}h_BS_{CDA}}+\frac{\frac{1}{3}rS_{DAB}}{\frac{1}{3}h_CS_{DAB}}+\frac{\frac{1}{3}rS_{ABC}}{\frac{1}{2}h_DS_{ABC}}\)

=r(1/hA+1/hB+1/hC+1/hD)

⇒1/r=1/hA+1/hB+1/hC+1/hD

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải SBT Toán 12: Đề toán tổng hợp - Chương 1. Khối đa diện. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giải Vở BT Toán 12

Xem thêm