Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm cực trị của hàm số

Câu hỏi trắc nghiệm cực trị của hàm số

Tài liệu gồm 30 trang với nội dung gồm 2 phần: Phần 1. Các bài toán cực trị không chứa tham số; Phần 2. Các bài toán cực trị chứa tham số. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo để phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Toán lớp 12.

CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ

Phần 1. Các bài toán cực trị không chứa tham số

Đầu tiên chúng ta cùng nghiên cứu các bài tập tìm cực trị của hàm số không chứa tham số, các bài tập này khá đơn giản. Thường có hai cách để tìm cực trị của hàm số như sau:

Cách 1.

  • Bước 1: tìm tập xác định của hàm số.
  • Bước 2: tính đạo hàm và giải phương trình y' = 0.
  • Bước 3: lập bảng biến thiên và quan sát kết luận. Nếu hàm số xác định tại x0 và đạo hàm đổi dấu từ - sang + thì x0 là điểm cực tiểu, ngược lại đạo hàm đổi dấu từ + sang - thì x0 là điểm cực đại.

Cách 2.

  • Bước 1: tìm tập xác định của hàm số.
  • Bước 2: tính đạo hàm và giải phương trình y' = 0 được các nghiệm x1, x2, x3, ....., xn
  • Bước 3: kiểm xem nếu y'' (xi) > 0 thì xi điểm cực tiểu với i = 1,2,3,...,n, ngược lại nếu y'' (xi) < 0 thì xi điểm cực đại.

Câu 1. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Bài tập trắc nghiệm cực trị của hàm sốMệnh đề nào dưới đây sai?

A. Hàm số có giá trị cực đại bằng 0. B. Hàm số có hai điểm cực tiểu.

C. Hàm số có giá tri cực đại bằng 3. D. Hàm số có ba điểm cực trị.

Trích Đề Thi THPT Quốc Gia 2017

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu f'(x) đổi dấu từ dương sang âm khi x qua điểm x0 và f(x) liên tục tại x0 thì hàm số y = f(x) đạt cực đại tại điểm x0.

B. Hàm số y = f(x) đạt cực trị tại x0 khi và chỉ khi x0 là nghiệm của đạo hàm.

C. Nếu f'(x0) = 0 và f''(x0) = 0 thì x0 không phải là cực trị của hàm số y = f(x) đã cho.

D. Nếu f'(x0) = 0 và f''(x0) = 0 thì hàm số đạt cực đại tại x0

Câu 2. Cho khoảng (a; b) chứa điểm x0, hàm số f(x) có đạo hàm trong khoảng (a; b) (có thể từ điểm x0). Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. Nếu f(x) không có đạo hàm tại x0 thì f(x) không đạt cực trị tại x0

B. Nếu f'(x) = 0 thì f(x) đạt cực trị tại điểm x0.

C. Nếu f'(x) = 0 và f''(x) = 0 thì f(x) không đạt cực trị tại điểm x0.

D. Nếu f'(x) = 0 và f''(x) = 0 thì f(x) đạt cực trị tại điểm x0.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Nếu tồn tại số h sao cho f(x) < f(x0) với mọi x ∈ (x0 - h; x0 + h) và x ≠ x0, ta nói rằng hàm số f(x) đạt cực đại tại điểm x0

B. Giả sử y = f(x) liên tục trên khoảng K = (x0 - h; x0 + h) và có đạo hàm trên K hoặc trên K \ (x0), với h > 0. Khi đó nếu f'(x) < 0 trên (x0 - h; x0) và f'(x) > 0 trên khoảng (x0; x0 + h) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x)

C. x = a là hoành độ điểm cực tiểu khi và chỉ khi y'(a) = 0; f''(a) > 0

D. Nếu M = (x0; f(x0)) là điểm cực trị của đồ thị hàm số thì y0 = f(x0) được gọi là giá trị cực trị của hàm số.

Câu 4. Cho hàm số f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a;b). Tìm mệnh đề sai?

A. Nếu f(x) đồng biến trên khoảng(a;b) thì hàm số không có cực trị trên khoảng (a;b).

B. Nếu f(x) nghịch biến trên khoảng(a;b) thì hàm số không có cực trị trên khoảng (a;b).

C. Nếu f(x) đạt cực trị tại điểm x0 ∈ (a;b) thì tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M (x0;f(x0)) song song hoặc trùng với trục hoành.

D. Nếu f(x) đạt cực trị tại điểm x0 ∈ (a;b) thì f(x) đồng biến trên (a;x0) và nghịch biến trên (x0;b)

Câu 5. Cho khoảng (a;b) chứa m. Hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a;b). Có các
phát biểu sau đây:

(1) m là điểm cực trị của hàm số khi f'(m) = 0

(2) f(x) ≥ f(m) ∀x ∈ (a;b) thì x = m là điểm cực tiểu của hàm số.

(3) f(x) < f(m) ∀x ∈ (a;b)/{m} thì x = m là điểm cực đại của hàm số.

(4) f(x) ≥ M ∀x ∈ (a;b) thì M được gọi là giá trị nhỏ nhất của hàm số trên khoảng (a;b)

Câu 6. Giá trị cực đại y của hàm số y = x3 - 3x + 2?

A. y = 4

B. y = 1

C. y = 0

D. y = -1

Câu 7. Hàm số y = x3 - 5x2 + 3x + 1 đạt cực trị khi:

A. x = -3, x = -1/3

B. x = 0, x = 10/3

C. x = 0, x = -10/3

D. x = 3, x = 1/3

Câu 8. Đồ thị của hàm số y = x3 - 3x có hai điểm cực trị là:

A. (0;0) hoặc (1; -2).

B. (0;0) hoặc (2; 4).

C. (0;0) hoặc (2; -4).

D. (0;0) hoặc (-2; -4).

Câu 9. Hàm số y = x3 - 3x + 1 đạt cực đại là:

A. x = -1.

B. x = 0.

C. x =1.

D. x = 2.

Câu 10. Hàm số y = x3 - 4x2 - 3x + 7 đạt cực tiểu tại xCT. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. xCT = 1/3

B. xCT = -3

C. xCT = -1/3

D. xCT = 1

Câu 11. Hệ thức liên hệ giữa giá trị cực đại y và giá trị cực tiểu yCT của hàm số y = x3 - 3x là:

A. yCT = 2y

B. yCT = 3/2y

C. yCT = y

D. yCT = -y

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập trắc nghiệm cực trị của hàm số môn Toán 12 năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu của các môn Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Toán 12

    Xem thêm