Trắc nghiệm chương 6: Nhóm Oxi, Lưu huỳnh phần 3

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 6: Nhóm Oxi, Lưu huỳnh phần 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 6

Bài 1: Oleum có công thức tổng quát là

A. H2SO4.nSO2.

B. H2SO4.nH2O.

C. H2SO4.nSO3.

D. H2SO4 đặc.

Hướng dẫn giải: Đáp án C

Bài 2: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

A. Cu, Na. B. Ag, Zn. C. Mg, Al. D. Au, Pt.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

H2SO4 loãng không phản ứng với các kim loại đứng sau H: Cu, Ag, Pt, Au.

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Bài 3: Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

A. Fe2(SO4)3 và H2.

B. FeSO4 và H2.

C. FeSO4 và SO2.

D. Fe2(SO4)3 và SO2.

Hướng dẫn giải: Đáp án B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Bài 4: Cho 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Cu không phản ứng với H2SO4 loãng

nFe = 0,2 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,2 0,2 (mol)

V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Bài 5: Cho 16,8 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thể tích khí SO2 thoát ra ở đktc là:

A. 6,72 lít B. 10,08 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nFe = 0,3 (mol)

Bảo toàn electron: 2nSO2=3nFe

nSO2= 0,45 (mol) ⇒ V = 0,45.22,4 = 10,08 (lít)

Bài 6: Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe3O4, BaCl2, Ag, Al, Cu(OH)2.

B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.

C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.

D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

A loại Ag, C loại Cu, D loại CuS (không tan trong axit).

Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

Bài 7: Cho 10g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m:

A. 8,4 B. 1,6 C. 5,6 D. 4,4

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Cu không phản ứng với H2SO4 loãng

0,15 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,15 0,15 (mol)

mCu = 10 – (0,15.56) = 1,6 (g)

Bài 8: Trường hợp nào sau đây có phản ứng?

A. H2SO4 loãng + Cu.

B. H2SO4 loãng + S.

C. H2SO4 đặc, nguội + Al.

D. H2SO4 đặc + Na2CO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Bài 9: Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng?

A. Zn, Al. B. Na, Mg. C. Cu, Hg. D. Mg, Fe.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học không phản ứng được với H2SO4 loãng

Bài 10: Hấp thụ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A

A. Na2SO3 và NaOH dư

B. Na2SO3

C. NaHSO3

D. NaHSO3 và Na2SO3

Đáp án D.

nSO2=0,1 mol , nNaOH = 0,15.1 = 0,15 (mol)

⇒ nNaOH/nSO2=0,15/0,1=1,5

Tạo Na2SO3 và NaHSO3

Bài 11: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 36%. B. 54%. C. 27%. D. 18%.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Cu không phản ứng với H2SO4 loãng

nH2= 0,1 (mol)

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,2/3 0,1 (mol)

chuyên đề hóa học 10

Bài 12: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng được với tất cả các kim loại thuộc nhóm nào?

A. Al, Mg, Fe.

B. Fe, Al, Cr.

C. Ag, Cu, Au.

D. Ag, Cu, Fe.

Hướng dẫn giải: Đáp án B.

Bài 13: Axit sufuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng

A. Cu. B. Ag. C. Ca. D. Al.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Do Al thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội.

Bài 14: H2SO4 đặc nóng không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Fe. B. NaCl rắn. C. Ag. D. Au.

Hướng dẫn giải: Đáp án D.

Bài 15: Cho 10,6 gam Na2CO3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36 B. 2,80 C. 2,24 D. 1,12

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

nNa2CO3=0,1 mol

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

0,1 0,1 (mol)

V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

Bài 16: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chứa 16,8 gam Fe và 4,4 gam FeS vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thể tích khí thu được ở đktc sau phản ứng là:

A. 6,72 lít B. 7,84 lít C. 5,6 lít D. 10,08 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nFe = 0,3 (mol), nFeS = 0,05 (mol)

Fe +H2SO4 → FeSO4 + H2

0,3 0,3 (mol)

FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S

0,05 0,05 (mol)

V = 22,4. (0,05 + 0,3) = 7,84 (lít)

Bài 17: Khí nào sau đây có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước?

A. O2. B. HCl. C. H2S. D. SO2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Do oxi tan ít trong nước.

Bài 18: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon:

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.

B. Oxi và ozon đều có số proton và số notron giống nhau trong phân tử.

C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.

D. Oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như: Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.

Hướng dẫn giải: Đáp án C.

Bài 19: Cho 11,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 11,3 gam. B. 2,4 gam. C. 6,4 gam. D. 8,9 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Cu không phản ứng với H2SO4 loãng

nH2= 0,1 (mol)

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

0,1 0,1 (mol)

mCu = 11,3 – (0,1.24) = 8,9 (g)

Bài 20: Đốt 6,5 gam Zn trong lưu huỳnh . Khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là:

A. 3,2 B. 1,6 C. 6,4 D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

nZn = 0,1 (mol)

Zn + S → ZnS

0,1 0,1

mS = 0,1.32 = 3,2 (g)

Bài 21: Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của ozon?

A. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại.

B. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O.

C. Ozon kém bền hơn oxi.

D. Ozon oxi hóa ion I- thành I2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Ozon có khả năng oxi hóa hầu hết các kim loại, trừ Au, Pt.

Bài 22: Chọn phát biểu không đúng khi nói về lưu huỳnh?

A. lưu huỳnh phản ứng trực tiếp với hiđro ở điều kiện thường.

B. ở trạng thái rắn, mỗi phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử.

C. lưu huỳnh tác dụng được hầu hết với các phi kim.

D. trong các phản ứng với hiđro và kim loại lưu huỳnh là chất oxi hoá.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

H2 + Schuyên đề hóa học 10 H2S

Bài 23: Hòa tan hoàn toàn 6,72 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dd KOH 3,5M, muối thu được sau phản ứng là:

A. K2SO3 B. KHSO3 C. K2SO3 và KHSO3 D. K2SO4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

nSO2=0.3mol , nKOH = 0,1.3,5 = 0,35 (mol)

nKOH/nSO2=0,35/0,3=1,16

Tạo K2SO3 và KHSO3

Bài 24: Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. S + O2chuyên đề hóa học 10 SO2.

B. S + 2Nachuyên đề hóa học 10 Na2S.

C. S + 2H2SO4 (đ)chuyên đề hóa học 10 3SO2 + 2H2O.

D. S + 6HNO3 (đ)chuyên đề hóa học 10 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

chuyên đề hóa học 10

Bài 25: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là

A. Al B. Fe C. Cu D. Ca

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Chọn m = 32 gam ⇒ nO2=0,25mol

Bảo toàn electron ⇒ nX.n = 0,25.4 ⇒ X=32n ⇒ n=2; X=64 (Cu)

Bài 26: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% Giá trị của V là

A. 2,24 B. 1,792 C. 10,08 D. 8,96

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nKMn04 = 0,2 (mol)

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2+ O2

0,2 0,1.

Vì H% = 80% ⇒ nO2=0,1.80%=0,08 mol

⇒ V = 0,08.22,4 = 1,792 (lít)

Bài 27: Tiến hành phản ứng hết a gam ozon thì thu được 94,08 lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của a.

A. 2,8g B. 134,4g C. 13,44g D. 280g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có: nO2 = 4,2(mol)

Phản ứng: 2O3 → 3O2 (1)

2,8 ← 4,2 (mol)

mozon = 2,8 × 16.3 = 134,4(gam)

Bài 28: Cho các phản ứng sau:

(a) S + O2chuyên đề hóa học 10 SO2

(b) S + 3F2chuyên đề hóa học 10 SF6

(c) S + 6HNO3chuyên đề hóa học 10 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

(d) S + Hg -> HgS

Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Các phương trình a, b, c.

Bài 29: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. 4S + 6NaOH -> 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.

B. S + 2Na -> Na2S.

C. S + 6HNO3 đặc -> H2SO4 + 6NO2 + 4H2O.

D. S + 3F2 -> SF6.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

4So + 6NaOH -> 2Na2S-2 + Na2S2+2O3 + 3H2O.

Bài 30: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây?

A. Cu.

B. Hồ tinh bột.

C. H2.

D. Dung dịch KI và hồ tinh bột.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

I2 sinh ra sau phản ứng làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.

2KI + O3+ H2O → 2KOH + I2 + O2

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 6: Nhóm Oxi, Lưu huỳnh phần 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 148
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm