Trắc nghiệm chương 6: Nhóm Oxi, Lưu huỳnh phần 1

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 6: Nhóm Oxi, Lưu huỳnh phần 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 6

Câu 1: Ở nhiệt độ thường

A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.

B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.

C. cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.

D. cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.

Đáp án A

Câu 2: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. KMnO4 chuyên đề hóa học 10 K + Mn + 2O2

B. 2KClO3 chuyên đề hóa học 10 2KCl + 3O2

C. 2Ag + O3 → Ag2 O + O2

D. C2 H5 OH + 3O2 chuyên đề hóa học 10 2CO2 + 3H2 O

Đáp án A

Câu 3: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

A. Ag và O3 B. CO và O2 C. Mg và O2 D. CO2 và O2

Đáp án D

Câu 4: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Đáp án D

Câu 5: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. 4S + 6NaOH (đặc) chuyên đề hóa học 10 2Na2 S + Na2 S2O3 +3H2 O

B. S + 3F2 chuyên đề hóa học 10 SF6

C. S + 6HNO3 (đặc) chuyên đề hóa học 10 H2SO4 + 6NO2 + 2H2 O

D. S + 2Na chuyên đề hóa học 10 Na2 S

Đáp án A

Câu 6: Trộn sắt bột và lưu huỳnh bột rồi cho vào ống nghiệm khô. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, một lúc sau hỗn hợp cháy đỏ. Sản phẩm tạo thành là

A. sắt(II) sunfua có màu nâu đỏ.

B. sắt(II) sunfua có màu xám đen.

C. sắt(III) sunfua có màu nâu đỏ.

D. sắt(III) sunfua có màu xám đen.

Đáp án B

Câu 7: Một mẫu khí thải (H2 S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2 S B. NO2 C. SO2 D. CO2

Đáp án A

Câu 8: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Al B. Mg C. Na D. Cu

Đáp án D. Cu

Câu 9: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào trõng dãy chất nào sau đây?

A. Al2 O3, Ba(OH) 2, Ag

B. CuO, NaCl, CuS

C. FeCl3, MgO, Cu

D. BaCl2, Na2 CO3, FeS

Đáp án D

Câu 10: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2 S với khí CO2?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch Pb(NO3) 2

C. dung dịch K2 SO4

D. dung dịch NaCl

Đáp án B

Câu 11: Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. dung dịch Ba(OH)2

B. CaO

C. dung dịch NaOH

D. nước brom

Đáp án D

Câu 12: Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch

A. NaCl B. CuCl2 C. Ca(OH) 2 D. H2SO4

Đáp án C

Câu 13. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy phân biệt các ung dịch sau: BaCl2, MgSO4, Na2SO3, KNO3, K2S.

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên

- Mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl

- Mẫu thử nào tạo khí mùi hắc là Na2SO3

Na2SO3 + H2SO4 → Na3SO4+ SO2 ↑+ H2O

- Mẫu thử tạo mùi trứng thối là K2S

K2S + H2SO4 → K2SO4 + H2S↑

Cho dung dịch BaCl2 vừa mới nhận được lần lượt vào hai mẫu thử còn lại:

- Mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là MgSO4

BaCl2 + MgSO4 → BaSO4↓ + MgCl2

- Mẫu thử không có hiện tượng gì là KNO3 )

Câu 14. Chỉ dùng nước và một hóa chất khác làm thuốc thử, hãy phân biệt các chất bột sau: NaCl, CaCO3, Na2S, K2SO3 , Na2SO4

Cho H2O lần lượt vào các mẫu thử trên

- Mẫu thử không tan trong nước là CaCO3

- Các mẫu thử còn lại ta: NaCl, Na2S, K2SO3, Na2SO4

Cho dung dịch HCl dư lần lượt vào các mẫu thử tan.

- Mẫu thử tạo khí mùi trứng thối là Na2S

Na2S +2 HCl → 2NaCl + H2S↑

- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là K2SO3

K2SO3 +2 HCl → 2KCl+ SO2↑+ H2O

- Hai chất không có hiện tượng gì là: NaCl và Na2SO4 (nhóm 1)

Cho dung dịch HCl dư vào chất không tan trong nước, sau đó lây dung dịch vừa thu được lần lượt tác dụng với 2 chất nhóm 1.

- Mẫu thử tạo kết tảu trắng là Na2SO4

CaCl2 + Na2SO4 → CaSO4 + 2NaCl

- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl

Câu 15: Cho phương trình hóa học: aS + bH2SO4 (đặc) → cSO2 ↑ + dH2O

Tỉ lệ a:b là

A. 1:1 B. 2:3 C. 1:3 D. 1:2

Đáp án D

Câu 16: Hoàn thành chuỗi các phản ứng sau, Ghi rõ điều kiện nếu có:

chuyên đề hóa học 10

1) 2H2S + 3O2 dư chuyên đề hóa học 10 2SO2 + 2H2O

2) SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O

3) 2Na2CO3 + Cl2 + 2H2O → Na2SO4 + 2HCl + H2SO4

4) Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

5) 2NaCl + 2H2O chuyên đề hóa học 10 2NaOH + Cl2 + H2

6) Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

7) Cu + 2H2SO4 đặc chuyên đề hóa học 10 CuSO4 + SO2 + H2O

8) 2H22S + SO2 → 3S + 2H2O

Câu 17: Xác định các chất và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

FeS + A → B(khí) + C

B + CuSO4 → D↓đen + E

B + F → G↓vàng + H

C + JKhí → L

L + KI → C + M + N

A: HCl; B: H2S; C: FeCl2 ; D: CuS ; E: H2SO4; G: S; H: H2O; J: Cl2; L: FeCl3; M:KCl; N: I2

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

H2S + CuSO4 → CuS↓+ H2SO4

2H2S + SO2 → 3S↓ + 2H2O

2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

Câu 18: KMnO4 → Cl2 → NaClO3 → O2 → SO2 → SO3 → H2SO4

2KMnO4 + 16HCl chuyên đề hóa học 10 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3Cl2+ 6NaOH chuyên đề hóa học 10 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

2NaClO3 chuyên đề hóa học 10 2NaCl + 3O2

O2 + S chuyên đề hóa học 10SO2

2SO2 + O2 chuyên đề hóa học 10 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 11,20 lít. D. 4,48 lít.

Đáp án B

Bảo toàn khối lượng: chuyên đề hóa học 10 = 0,4 (mol)

⇒ V = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)

Câu 20: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là

A. Al B. Fe C. Cu D. Ca

Đáp án C

Chọn m = 32 gam ⇒ chuyên đề hóa học 10 = 0,25 (mol)

Bảo toàn electron ⇒ chuyên đề hóa học 10 = 0,25.4 ⇒ X=32n ⇒ n=2; X=64 (Cu)

Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 8,96

Đáp án A

chuyên đề hóa học 10 = 0,2 (mol)

2KMnO4 chuyên đề hóa học 10 K2MnO4 + MnO2+ O2

(mol) 0,2 0,1

⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

Câu 22: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là

A. 74,50 gam. B. 13,75 gam. C. 122,50 gam. D. 37,25 gam.

Đáp án A

Bảo toàn khối lượng:mO2 = 3 + 197 – 152 = 48 (gam)

chuyên đề hóa học 10 = 1,5 (mol)

2KClO3 chuyên đề hóa học 10 2KCl + 3O2

(mol) 1,0 1,5

⇒ mKCl = 197 – 1.122,5 = 74,5 (gam)

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam lưu huỳnh. Khí sinh ra được hấp thụ hết bởi 150 ml dung dịch NaOH 20% (d= 1,28 g/ml). Tìm CM, C% của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

ĐS: Na2SO3 2,67 M ; 23,2%. NaOH : 2,67 M ; 7,35%.

Câu 24. Trộn 0,8 mol SO2 với 20,16 lít O2 (đktc) trong bình kín có thể tích không đổi là 100 lít, đun nóng bình đến 400oC, ở nhiệt độ này thấy áp suất trong bình là 0,8 atm. % các chất khí trong bình là:

A. SO2 10%; O2 30%; SO3 60%

B. SO2 15%; O2 70%; SO3 15%

C. SO2 10%; O2 5%; SO3 65%

D. SO2 20,69%; O2 44,83%; SO3 34,48%

chuyên đề hóa học 10

Đáp án D

Câu 25. Tiến hành phản ứng hết a gam ozon thì thu được 94,08 lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của a.

A. 2,8g B. 134,4g C. 13,44g D. 280g

Ta có: nO2 = 4,2(mol)

Phản ứng: 2O3 → 3O2 (1)

(mol) 2,8 ← 4,2

Từ (1) ⇒ nO3 = 2,8(mol) ⇒ mO3 = 2,8 × 48 = 134,4(gam)

Đáp án B

Câu 26. Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3,tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với hiđro là 3,6.Thành phần phần trăm theo thể tích của H2 và O2 lần lượt là?

A. 80%, 60% B. 20%, 40% C.80%, 60% D. 20%, 60%

Đáp án A

Gọi số mol O2 trong 1 mol hỗn hợp A là x, thì số mol O3 trong hỗn hợp là (1 – x)

Theo đầu bài ta có: chuyên đề hóa học 10

Giải được : x = 0,6 ⇒ %VO2 = 60%; %VO3 = 40%

- Gọi số mol H2 trong 1 mol hỗn hợp A là y, thì số mol CO trong hỗn hợp là (1 – y)

Theo đầu bài ta có: chuyên đề hóa học 10

Giải được: y = 0,8 ⇒ %VH2 = 80%; Vco = 20%

Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

Tính khôi lượng muối tạo thành sau phấn ứng.

A. 6,3g B. 15,6g C. 21,9g D.18,5g

Đáp án C

Ta có: chuyên đề hóa học 10 và nNaOH = 0,25 × 1=0,25(mol)

Vì 1< chuyên đề hóa học 10

⇒ Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch NaOH thì tạo hai muối: NaHSO3 và Na2 SO3 .

SO2 + 2NaOH → Na2 SO3 + H2 O (1)

SO2 + NaOH → NaHSO3 (2)

Gọi x, y lần lượt là số mol của SO2 tham gia phản ứng (1) và (2).

Theo đề bài, ta có hệ phương trình: chuyên đề hóa học 10

Giải hệ ta được: x = 0,05, y = 0,15

Vậy: mNa2SO3 =0,05 × 126=6,3 (gam) và mNaSO3 =0,15 ×104=15,6(g)

Câu 28. Khi đốt 1 gam hỗn hợp đồng sunfua và kẽm sunfua có chứa 3,2% tạp chất không cháy, thu được một lượng khí có thể làm mất màu 100ml dung dịch iot 0,1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hai muối sunfua trong hỗn hợp là?

A. 19,83% và 80,17% B. 72,81% và 27,19%

C. 32,18% và 67,82% D. 17,38% và 82,62%

Phản ứng:

2CuS + 3O2 chuyên đề hóa học 10 2CuO + 2SO2 ↑ (1)

(mol) a → a

2ZnS + 3O2 chuyên đề hóa học 10 2ZnO + 2SO2 ↑ (2)

(mol) b → b

SO2 + I2 + 2H2 O → H2SO4 + 2HI (3)

(mol) 0,01 ← 0,01

Khối lượng của hỗn hợp: ZnS và CuS là:

chuyên đề hóa học 10

Và nI2=0,1 ×0,1=0,01(mol)

Gọi a là số mol của CuS và b là số mol của ZnS

Theo đề bài, ta có hệ phương trình : chuyên đề hóa học 10

Giải thệ phương trình ta được: a=0,002; b=0,008

Vậy: %mCuS = chuyên đề hóa học 10

%mZnS =100% - 19,83% = 80,17%

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A. 23, 2 B. 12, 6 C. 18,0 D. 24,0

Đáp án C

nBa(OH)2= 0,1.2 = 0,2 (mol);chuyên đề hóa học 10 = 0,1 (mol)

nBaSO3= 2nBa(OH)2 - nSO2 ⇒ nSO2 = 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)

2nFeS2 = 2nSO2 ⇒ nFeS2 = 0,15 (mol) ⇒ mFeS2 = 0,15.120 = 18 (gam)

Câu 30: Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2

A. 9 B. 13 C. 26 D. 5

Đáp án B

Mg + S chuyên đề hóa học 10 MgS

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg = \frac{4,8}{24} = 0,2 (mol); nS = \frac{4,8}{32} = 0,15 (mol)

nH2S= nMgS = nS = 0,15 mol; nH2 = nMg (dư) = 0,2 – 0,15 =0,05 (mol) chuyên đề hóa học 10

Câu 31: Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là

A. 28% B. 56% C. 42% D. 84%

Đáp án D

Fe + S chuyên đề hóa học 10 FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nFe(bđ) = nFeS + nFe(dư) =chuyên đề hóa học 10 = 0,3 (mol)

%mFe = chuyên đề hóa học 10 = 84%

Câu 32. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, FeS, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được dung dich Y có khối lượng giảm 48 gam và 38,08 lít SO2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (dư), lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn 64 gam chất rắn Z. Tính phần trăm theo khối lượng của Fe trong X?

A. 68% B. 73,68% C. 43,18% D.54%

Đáp án B

Ta có: mX = chuyên đề hóa học 10 ×64 – 48=60,8 (gam)

NFe(X) = 2nFe2O3=0,8 (mol)

chuyên đề hóa học 10

Câu 33. Cặp chất nào sau đây không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội?

A. Fe, Cu B. Al, Fe C. Al, Na2CO3 D. Ag, Cu

Đáp án B

Câu 34. Một loại quặng sắt gồm 2 nguyên tố, trong đó sắt chiếm 46,67% về khối lượng. Vậy quặng là:

A. FeS B. Fe3C C. FeS2 D. Fe2O3

Gọi công thức của quặng là FexRy

chuyên đề hóa học 10

Biện luận R theo x và y → FeS2

(Thực tế không nhất thiết phải biện luận, ta thấy trong 4 hợp chất FeS, FeC, Fe2O3 và FeS2 thì chỉ có FeS2 là thỏa mãn yêu cầu bài toán)

Đáp án C

Câu 35. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:

1. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

2. 2SO2 + O2 chuyên đề hóa học 10 2SO3

3. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

4. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

5. SO2 + H2O → H2SO3

SO2 thể hiện tính khử trong các phản ứng:

A. 2, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4

Đáp án B

Câu 36. Cặp chất nào sau đây không tác dụng với oxi?

A. Sắt, đồng B. Bạc, vàng C. Cacbon, hidro D. Photpho, kẽm

Đáp án B

Câu 37. Trong hợp chất với flo, số oxi hóa của oxi là + 2 vì:

A. Flo có độ âm điện nhỏ hơn oxi

B. Flo có độ âm điện lớn hơn oxi

C. Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn flo

D. Flo có bán kính nguyên tử nhỏ hơn Oxi.

Đáp án B

Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 2,04 g hợp chất A, thu được 1,08 g H2O và 1,344 lít SO2 (đkc). Vậy A là:

A. H2S B. CS2 C. H2SO3 D. H2SO4

Khi đốt A: A + O2 → SO2 + H2O → A chứa H và S có thể có O

→ A có công thức HxSyOz

mH = 1,08/18 × 2 = 0,12g; mS = 1,344/22,4 × 32 = 1,92g

→ mO = mA – (mH + mS) = 0

→ A chỉ có H và S

chuyên đề hóa học 10

Đáp án A

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 80 gam pirit sắt trong không khí thu được chất rắn A và khí B. Lượng chất rắn A tác dụng vừa đủ với 200g H2SO4 29,4%. Độ nguyên chất của quặng là:

A. 60% B. 70% C. 80% D. 95%

Phương trình phản ứng

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

0,4 0,2 0,8 mol

nH2SO4 = (200 ×29,4)/(100×98) = 0,6 mol

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

0,2 0,6 mol

mFeS2 = 0,4 × 120 = 48g; %FeS2 = 48/80 × 100% = 60%

Đáp án A

Câu 40. Có 3 dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: HCl, Na2SO4, Na2SO3. Có thể chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết ba chất trên?

A. H2SO4 B. NaNO3 C. AgNO3 D. BaCl2

Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất.

Lấy khoảng 2ml BaCl2 cho lần lượt vào 3 mẫu thử.

Các phương trình phản ứng xảy ra:

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO3 → BaSO3↓ + 2NaCl

Mẫu không có kết tủa là HCl. Lấy HCl cho vào kết tủa, BaSO3 tan.

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 + H2O

Đáp án D

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 6: Nhóm Oxi, Lưu huỳnh phần 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 238
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm