Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí Clo là
Sắt cháy trong khí Clo
Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí Clo là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến hiện tượng phản ứng khi đốt sắt trong bình khí clo tạo thành khói màu là những hạt sắt (III) clorua. Thông qua tài liệu này, các bạn cũng nắm được tính chất hóa học của clo, bên cạnh đó trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây nhé.
Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
A. Khói màu trắng sinh ra.
B. Xuất hiện những tia sáng chói.
C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2FeCl3
khí vàng lục rắn (nâu đỏ)
Đáp án D
Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ. Sắt đă phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua
Tính chất hóa học của clo
1. Tác dụng với kim loại
Clo tác dụng với hầu hết các kim loại sinh ra muối clorua
2Na + Cl2 → 2NaCl
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm; tốc độ nhanh và tỏa nhiều nhiệt
2. Tác dụng với hiđro
Ở nhiệt độ thường, khí clo không phản ứng với hiđro
Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ ( mạnh nhất khi tỉ lệ mol là 1:1)
H02 + Cl02 → H+1Cl−1
3. Tác dụng với nước
Một phần khí Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có H+1ClO là chất oxh rất mạnh.
0Cl2 + H2O ⇄ H−1Cl + H+1ClO
=> Khi Clo tan trong nước, diễn ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
4. Tác dụng với dung dịch kiềm
Cl2 + 2NaOH \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) NaCl + NaClO + H2O
5. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử
Cl2 + 2FeCl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3
Cl2 + H2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HCl + S
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim lọa M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho dung dịch muối Y tác dụng với Cl2 cũng thu được muối X. Kim loại M có thể là
A. Mg
B. Zn
C. Al
D. Fe
M là kim loại Fe
2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2FeCl3 (X)
Fe + 2HCl \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) FeCl2(Y) + H2↑
Fe + 2FeCl3 (X) \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 3FeCl2(Y)
Câu 2. Chất dung để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
B. Na2SO3 khan.
C. CaO.
D. Dung dịch NaOH đặc.
Câu 3. Clo tác dụng được với những chất nào dưới đây
A. Cu, CuO, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
B. Cu, Al2O3, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
C. Cu, FeCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
D. Cu, CuCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
Câu 4. Khi cho khí HCl khô gặp quỳ tím khô thì màu quỳ tím biến đổi thế nào?
A. chuyển sang màu đỏ.
B. không chuyển màu.
C. chuyển sang không màu.
D. chuyển sang màu xanh.
Câu 5. Khi cho khí HCl khô khi gặp quỳ tím ẩm thì màu quỳ tím biến đổi thế nào?
A. chuyển sang màu xanh.
B. chuyển sang không màu.
C. không chuyển màu.
D. chuyển sang màu đỏ.
Câu 6. Khi mở nắp của lọ dung dịch HCl đặc trong không khí ẩm thì có hiện tượng nào xảy
ra?
A. Không hiện tượng gì
B. Bốc khói trắng
C. Bốc khói nâu
D. Bốc khói tím
Khi mở nắp của lọ dung dịch HCl đặc trong không khí ẩm thì có hiện tượng Bốc khói trắng
Câu 7. Hiện tượng nào xảy ra khi cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl?
A. Xuất hiện kết tủa vàng đậm
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
D. Không có hiện tượng gì
Khi cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. Xuất hiện kết tủa trắng
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Câu 8. Cho TN về tính tan của khi HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl,
trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào xảy ra trong bình khi cắm ống thủy
tinh vào chậu nước phía dưới?
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh.
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Câu 9. Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể KMnO4 và vài giọt dung dịch HCl đặc. Đậy ống
nghiệm bằng nút cao su có dính một băng giấy màu ẩm. Màu của băng giấy thay đổi thế nào?
A. Băng giấy mất màu
B. Không hiện tượng gì
C. Băng giấy chuyển màu đỏ
D. Băng giấy chuyển màu xanh
Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể KMnO4 và vài giọt dung dịch HCl đặc. Đậy ống
nghiệm bằng nút cao su có dính một băng giấy màu ẩm. Băng giấy sẽ mất màu
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2+ 8H2O
Câu 10. Cho thí nghiệm về tính tan của khí HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím.
Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu
Nước vào thế chỗ khí HCl đã hòa tan.
Mặt khác khí hiđroclorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit clohiđric nên làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Vậy hiện tượng hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước: Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ.