Sục khí Chlorine dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr
Trắc nghiệm Halogen
Sục khí Chlorine dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải bài tập về Halogen. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập liên quan. Giúp bạn đọc củng cố, rèn luyện các thao tác kĩ năng giải bài tập về Halogen. Mời các bạn tham khảo.
A. 4,958 lít
B. 3,7185 lít
C. 2,479 lít
D. 1,2395 lít.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi công thức chung của hai muối NaBr và KBr là MBr
Phương trình hóa học
Cl2 + 2MBr → 2MCl + Br2
Ta nhận thấy
1 mol Cl2 phản ứng với 2(M + 80)g MBr tạo 2(M + 35,5)g MCl → khối lượng muối giảm 89g
hay: 1 mol Cl2 phản ứng → giảm 8,9g muối
x ← 4,45
=> x = (4,45.1)/89 = 0,05 mol
=> VCl2 =0,05.24,79 = 1,2395 lít
Đáp án D
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Sục một lượng dư khí chlorine vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Số mol chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là
A. 0,1 mol.
B. 0,05 mol.
C. 0,02 mol.
D. 0,01 mol.
Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl
Cl2 + 2KBr → Br2 + 2KCl
Đặt 2 phản ứng trên tương đương với 1 phản ứng là:
Theo bài ra, khối lượng muối giảm 4,45 gam nên:
2x.80 – 2x.35,5 = 4,45 ⇒ x = 0,05 (mol).
Câu 2. Sục khí chlorine dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaBr 0,5M và NaI 0,2M đến phản ứng hoàn toàn ta thu được x gam NaCl. Giá trị của x là
A. 8,19.
B. 4,095.
C. 16,38.
D. 11,7.
Câu 3. Cho 1,03 gam muối sodium halide A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được một kết tủa. Kết tủa này sau khi bị phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam Ag. Muối A là
A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI
Gọi công thức muối là NaX
Phương trình phản ứng: NaX + AgNO3 → AgX + NaNO3
2AgX → 2Ag + X2
nAg = 0,01 mol => nNaX = nAgX = nAg = 0,01 mol
MNaX = 1,03 / 0,01 = 103
⇒ MX = 103 – 23 = 80 ⇒ X là Br
Công thức muối A là NaBr
Câu 4. Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g. Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
A. 6 gam.
B. 12 gam.
C. 3 gam.
D. 10 gam.
Phương trình hoá học của phản ứng:
Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g)
Đặt x là số mol của Mg cho vào dung dịch HCl
⇒ nH2 = x
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mMg + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng + mHydrogen
⇒ 24x + 100 = 105,5 + 2x - x = 0,25 (mol)
mMg = 0,25 × 24 = 6 (g)
Câu 5. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HBr
B. HI
C. HCl
D. HF
HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
SiO2 là thành phần chính của thủy tinh.
--------------------------------------------
- Phản ứng giữa H2 và Cl2 có thể xảy ra trong điều kiện
- Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước Clo vào dung dịch KI
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 1
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 2
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 3
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 4
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 5
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 6
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 7