Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí lớp 9
Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí bao gồm dàn ý và văn mẫu lớp 9 hay cho các bạn tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài văn hay và hoàn chỉnh, đạt điểm cao trong các bài thi Văn 9 sắp tới.
Dàn ý Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
Dàn ý Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1.
Nhiều năm tháng qua đi, tác giả và tác phẩm đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh. Đây là một tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến.
b. Thuyết minh chi tiết
• Tác giả Chính Hữu
Chính Hữu (1926 - 2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1946 ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Năm 2000, Chính Hữu được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
• Bài thơ Đồng chí
Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).
Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do bao gồm 20 câu với cách gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt.
Đối tượng được nhắc đến trong bài thơ: những người lính trong thời kì chống thực dân Pháp, hoàn cảnh xuất thân và hoàn cảnh sống của họ cũng như những khó khăn mà họ trải qua từ đó nêu bật tình cảm của họ dành cho nhau.
Nội dung: nói về tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấy được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Nghệ thuật: hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
3. Kết bài
Khái quát chung lại những giá trị của tác giả và tác phẩm.
Dàn ý Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí mẫu 2
A. Mở bài
– Từ hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp giới thiệu về tác giả và tác phẩm
– Nêu nhận định đánh giá chung
B. Thân bài
* Tác giả Chính Hữu
– Sinh năm 1926 mất năm 2007
– Tên thật là Trần Đình Đắc
– Quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh
– Vừa là một nhà thơ vừa là một người chiến sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến
– Hồn thơ mộc mạc giản dị giàu chất hiện thực
– Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
* Bài thơ Đồng Chí
– Được sáng tác đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia vào Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông
– Bài thơ có bố cục làm hai phần
– Bài thơ thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp
– Vượt lên trên những gian khổ khó khăn thiếu thốn là tình đồng chí đã vươn lên chiến thắng kẻ thù
– Vận dụng thành công các thành ngữ câu thơ sóng đôi đối xứng
– Thể thơ tự do hình ảnh thơ mộc mạc chân thật
C. Kết bài
– Khái quát lại giá trị của tác phẩm
– Nêu cảm nhận cá nhân
– Đánh giá chung
Bài văn mẫu Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
Thuyết minh cho tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí mẫu 1
Đã có khá nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi của Việt Nam sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong cách mạng, cách mạng đã trở thành chiếc nôi của những nhà văn Việt Nam. Trong số các nhà văn ấy không thể không kể tên Chính Hữu, nhà văn đã sáng tác ra bài thơ đầu tiên khi tham gia Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông. Lần đầu tiên trong thơ ca cách mạng việt nam chúng ta được nghe tên “Đồng chí” như một cách nói thân mật và gần gũi để thể hiện tình đồng chí của bộ đội với Bác Hồ.
Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 20 tuổi ông vào Trung đoàn Thủ đô, tham gia trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và người Pháp. chống Hoa Kỳ. Sống trong chiến tranh, giữa bao đời lính xa cách quê hương, Chính Hữu đã sáng tác thơ, chất liệu thơ của ông cũng từ chiến tranh, ông viết chủ yếu về người lính và chiến tranh. Thơ Chính Hữu vô cùng mộc mạc, chân thành, bình dị và đậm chất hiện thực, ông sáng tác chậm nhưng sâu sắc, điển hình phải kể qua một vài tập thơ như tập thơ “Đầu súng trên núi”, “Đồng cỏ”. Giữa mùa hạ “.Chính Hữu không chỉ là một nhà thơ, một chiến sĩ mà sau này ông cũng là một nhà hoạt động cách mạng, nguyên Đại tá, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn – Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, rồi Phó Tổng cục trưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, có nhiều cống hiến với cách mạng và sự nghiệp văn học nước nhà, năm 2000 Chính Hữu đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm lưu dấu tên tuổi của Chính Hữu là bài thơ “Đồng chí”, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đông, in trong tập thơ “Đầu và cuối”. Đầu súng trăng treo “. Bài thơ có bố cục chặt chẽ, chia hai phần, phần một nói đến sự hình thành tình đồng chí trong mỗi người lính, phần hai nói về tình đồng chí và ý nghĩa của tình đồng chí với người lính. Cơ sở hình thành tình đồng chí xuất phát trên sự trùng hợp trong hoàn cảnh, xuất thân nhưng họ lại khoác ba lô đi ra khỏi làng quê nghèo “ruộng chua nước mặn”, “đất cày lên đá”, tất cả đều xuất thân từ các miền quê xuất thân thuần nông dân, nghèo, mỗi người một nghề, có chí lớn và trở thành đồng chí không biên giới, tình đồng chí của người lính là một tình cảm cao quý, họ có vô vàn điểm chung, đặc biệt là cùng mục đích, lý tưởng cách mạng, cùng chung chí hướng. cùng cảnh khó, chung hoạn nạn, chung quyết tâm vượt lên. Hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí không những cùng chung cảnh khổ mà sẻ chia, kề vai sát cánh với nhau, ở chiến trường là người ruột thịt, xem nhau như ruột thịt anh em yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau. nhau, trở thành tri kỷ của nhau “Đêm lạnh bên nhau nên đôi”. Chỉ bằng những hiện thực gần gũi từ cuộc sống của người lính cũng với hiện thực ác liệt của chiến trường, bài thơ “Đồng chí” đã mang đến cho người đọc những cảm xúc ngọt ngào nhất về tình đồng chí của mỗi người lính, nhắc nhớ về sự tri ân đồng đội, nghĩ tới nhau lúc gian khó. và các trận đấu tranh anh dũng của quân và dân ta. Đoạn thơ nổi bật với nhiều hình ảnh giản dị, gần gũi và chân thật cộng với giọng thơ đầy cảm xúc như kể chuyện, ẩn dụ, đảo ngữ khiến tiếng hát vút cao đã để lại dấu ấn không thể phai. . sâu trong lòng người đọc.
Cuộc kháng chiến qua đi, có người định cư ở nước ngoài, có người không tìm thấy quê hương, ít đồng chí, đồng đội được sum họp trong ngày đại thắng. Nhưng có một điều chắc chắn là tình đồng chí của họ vẫn còn, luôn khiến họ nhớ đến nhau và hướng tới nhau, ví như tình đồng chí trong tập thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí mẫu 2
Nói đến thơ ca kháng chiến chống Pháp không thể không nói đến Chính Hữu và bài thơ Đồng chí, một đỉnh cao của thơ ca cách mạng.
Nhà thơ Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946 ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Chính Hữu hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Hình ảnh của một đất nước ngày đêm đánh giặc, với khí thế mạnh mẽ và hào hùng của những cuộc hành quân không ngừng nghỉ có trong thơ ông. Mọi khung cảnh, âm vang của thời đại đã được đón nhận và tái hiện với sức vang ngân rất sâu trong tâm khảm nhà thơ, để trở thành những hình ảnh và ấn tượng đậm nét, giàu sức gợi cảm và ý nghĩa biểu trưng. Tuy nhiên thơ ông lại bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, vừa trầm hùng. Ông thường sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu. Chính Hữu làm thơ không nhiều nhưng vẫn có một vị trí xứng đáng trong thơ ca Việt Nam hiện đại, một số bài thơ của ông thuộc số những tác phẩm tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến (Đồng chí, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Trang giấy học trò). Chính Hữu được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm tập thơ Đầu súng trăng treo (1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988).
Bài thơ Đồng chí là một trong những bài thơ đặc sắc viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu viết Đồng chí vào đầu mùa xuân năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, in trong tập Đầu súng trăng treo (1966). Bài thơ thể hiện những cảm xúc của nhà thơ với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bài thơ bắt nguồn từ hiện thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đời thường để nói về tình đồng chí, đồng đội gắn bó thắm thiết của những người nông dân mặc áo lính, sinh tử có nhau thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, tình cảm đó thật cảm động, đẹp đẽ. Bài thơ mang vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí giản dị, mộc mạc mà sâu sắc của những người lính cách mạng trong những tháng ngày kháng chiến gian lao. Đồng thời đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu cho hạnh phúc, tự do mọi thời đại.
Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng thể thơ tự do, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn. Ngoài ra tác giả còn sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng.
Chính Hữu và bài thơ Đồng chí còn mãi trong lòng người đọc như một tượng đài về anh bộ đội Cụ Hồ và bài ca về con người Việt nam “sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”.
Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí mẫu 3
Đã có không ít những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ trong cách mạng, các cuộc cách mạng đã trở thành cái nôi của nhà văn Việt Nam. Trong số những nhà văn đó không thể không nhắc đến Chính Hữu, nhà văn đã sáng tác những vần thơ đầu tiên trong khi đang tham gia Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông. Lần đầu tiên trong thơ ca cách mạng chúng ta được biết đến cái tên gọi "Đồng chí", cách gọi gợi lên bao sự thân thương và gắn bó keo sơn, ca ngợi tình cảm đồng đội giữa những người lính bộ đội cụ Hồ.
Chính Hữu (1926 - 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Can Lộc - Hà Tĩnh, năm 20 tuổi ông đã gia nhập Trung đoàn Thủ đô, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sống giữa chiến tranh, giữa những người lính xa nhà, Chính Hữu đã bắt đầu sáng tác thơ, nguyên liệu làm nên thơ của ông cũng chính từ chiến tranh, ông viết nhiều về người lính, chiến tranh. Thơ của Chính Hữu rất mộc mạc, gần gũi, giản dị và giàu chất hiện thực, ông có ít sáng tác nhưng lại là những bài thơ đặc sắc, một số bài tiêu biểu như tập thơ "Đầu súng trăng treo" và "Đồng chí". Chính Hữu không chỉ là một nhà thơ, một người chiến sĩ mà sau này ông còn là nhà hoạt động cách mạng, nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Với những cống hiến của mình cho cách mạng và văn học nước nhà, năm 2000 Chính Hữu đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Tác phẩm đã ghi dấu tên tuổi của Chính Hữu đó chính là bài thơ "Đồng chí", bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Chính Hữu đang cùng đồng đội tham gia Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông, in trong tập thơ "Đầu súng trăng treo". Bài thơ có bố cục rõ ràng gồm 2 phần, phần thứ nhất nói về cơ sở hình thành nên tình đồng chí giữa những người lính, phần thứ hai nói về tình đồng chí đồng đội, ý nghĩa của tình đồng chí với người lính. Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí xuất phát từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân, các anh đều vác ba lô ra đi từ những miền quê nghèo "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá", tất cả đều là xuất thân từ nông dân, nghèo đói và lam lũ vất vả, mỗi người một phương để rồi chẳng hẹn trước mà trở thành đồng đội. Tình đồng chí của người lính là thứ tình cảm cao đẹp, ở họ có nhiều điểm chung tương đồng, đó là chung một mục đích và lý tưởng chiến đấu, chung một hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, chung một ý chí vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Những người đồng chí không chỉ đồng cam cộng khổ với nhau mà còn chia sẻ, kề vai sát cánh bên nhau, ở nơi chiến trường họ là người thân ruột thịt của nhau, coi nhau như anh em để mà thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Chỉ bằng những hiện thực giản dị từ cuộc sống người lính cũng như hiện thực tàn khốc của chiến tranh, bài thơ "Đồng chí" đã mang đến cho người đọc những rung cảm tuyệt vời nhất về tình đồng chí của những người lính, khơi gợi trong chúng ta sự biết ơn tới các chiến sĩ, nhớ về thời gian khổ và chiến đấu anh dũng của quân dân ta. Bài thơ nổi bật với những hình ảnh gần gũi, mộc mạc mang đầy chất hiện thực, kết hợp với giọng thơ tâm tình như kể chuyện, biện pháp sóng đôi cùng thành ngữ đã khiến cho bài thơ có sức ngân vang, để lại dư âm sâu lắng trong lòng độc giả.
Kháng chiến đã trôi qua, có những người đã phải bỏ mạng nơi xứ người, có người may mắn được trở về quê hương, chẳng còn mấy đồng chí đồng đội còn được hội ngộ nhau trong ngày giải phóng. Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng tình đồng chí của họ vẫn luôn tồn tại, luôn thôi thúc họ đi tìm nhau, hướng về nhau, giống như tình đồng chí trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí mẫu 4
Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã qua đi như những dư âm của chúng vẫn còn vang mãi. Lập nên công lao to lớn ấy không thể kể đến công lao to lớn của những người lính đã góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến. Nhà thơ chính Hữu cũng thế ông đã góp tiếng lòng mình và trong kho tàng văn học Việt Nam thời kì kháng chiến với nhiều tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu. Mà có lẽ ấn tượng hơn cả là bài thơ Đồng Chí bài thơ đã ca ngợi và đề cao tinh thần đồng chí đồng đội sâu sắc.
Chiến ngưu Sinh năm 1926 mất năm 2007 tên thật là Trần Đình Đắc quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính Hữu chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ của ông mộc mạc giản dị giàu chất hiện thực cảm xúc dồn nén hình ảnh và ngôn ngữ có chọn lọc hàm xúc. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật các tác phẩm tiêu biểu như "Đầu súng trăng treo", "Ngọn đèn đứng gác",…
Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội của mình tham gia vào Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông đã đánh bại cuộc chiến công với quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được in trong tập thơ Đầu Súng Trăng Treo 1966.
Về bố cục bài thơ có thể chia làm 2 phần. Phần thứ nhất gồm 7 câu thơ đầu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí và phần thứ hai gồm 13 dòng thơ còn lại là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Các câu thơ đã phản ánh chân thực và sâu sắc nội dung của bài thơ.
Bài thơ đã thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân từ miền quê nghèo có ra đi cùng chung nhiệm vụ mục đích và lý tưởng chiến đấu cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ với nhau. Bên cạnh đó vượt lên trên những gian khổ khó khăn thiếu thốn là tình đồng chí đã vượt lên để chiến thắng kẻ thù.
Thêm vào đó bài thơ cũng thành công bởi sự phối hợp nghệ thuật một cách đặc sắc. Đó là thể thơ tự do hình ảnh thơ chân thực giản dị ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc sử dụng các thành ngữ câu thơ sóng đôi đối xứng và một loạt các biện pháp liệt liệt kê ẩn dụ.
Có thể nói đồng chí là thành công sớm nhất của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Nó đã góp phần mở ra phương hướng khai thác rất thương và vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị đời thường chân thật.
Gắn với tên tuổi của nhà thơ chính Hữu Chính là bài thơ Đồng Chí. Kháng chiến đã đi xa có những người phải vùi mình ở nơi đất khách quê người cũng có những người sống sót trở về Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những người lính vẫn sẽ hướng về với nhau hướng về tình đồng đội cao đẹp năm nào. Bởi lẽ đó mà dù thời gian có trôi nhanh thế nào thì bài thơ Đồng chí vẫn sẽ để lại trong lòng bạn đọc dấu ấn khó phai.
Lê Quỳnh Chúc
Lớp 9B – Trường THCS Thái Nguyên, Thái Bình
Audio Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
Video Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
......................................
Ngoài tài liệu văn mẫu lớp 9 Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí, mời các bạn tham khảo Soạn văn 9 trên VnDoc để học tốt Văn 9 hơn.