Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 16: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng tám 1945

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 16

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 16: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng Tám 1945 để bạn đọc cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 16: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng tám 1945

1. Đầu thế kỉ XX, sự thay đổi chữ viết của nước ta có tác động như thế nào đến đời sống văn học nước nhà?

A. Chữ Quốc Ngữ ra đời và tồn tại song song với chữ Hán và chữ Nôm.
B. Chữ Quốc Ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chánh đến văn chương, nghệ thuật.
C. Chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong văn chương nghệ thuật.
D. Chữ Quốc Ngữ ra đời nhưng chưa tác động mạnh mẽ đến văn chương nghệ thuật.

2. Câu nào sau đây nhận định đúng về quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 - 1945?

A. Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào văn học Trung Hoa.
B. Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến.
C. Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học Trung đại trên cơ sở tiếp thu văn hoá phương Tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp.
D. Là quá trình làm cho nền văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại của thế giới.

3. Câu nào sau đây nhận xét không đúng về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8-1945?

A. Nhìn chung, ở thời kỳ này, người cầm bút không thể thành công nếu không đổi mới cách viết của mình.
B. Nền văn học được hiện đại hoá.
C. Có nhịp độ phát triển mau lẹ.
D. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển.

4. Được xem là mở đầu cho truyện ngắn Việt Nam là tác phẩm nào sau đây?

A. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
B. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)
C. Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
D. Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản)

5. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được đánh giá là:

A. Giai đoạn thành công rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
B. Giai đoạn đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá nền văn học.
C. Giai đoạn tiếp thu văn học Pháp cho quá trình hiện đại hoá văn học.
D. Giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học.

6. Những thể loại văn học mới xuất hiện trong giai đoạn 1930- 1945 trong đời sống văn học Việt Nam là:

A. Tiểu thuyết chương hồi.
B. Vè, hát nói, kịch, biểu, cáo.
C. Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học.
D. Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài.

7. Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ dầu thế kỉ XIX đến CMT8?

A. Văn học dân gian và văn học viết.
B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
C. Văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp.
D. Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây.

8. Câu nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?

A. Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau.
B. Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hoá lẫn nhau.
C. Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ nhau.
D. Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau.

9. Vai trò của văn học lãng mạn Việt Nam trong thời kỳ nó tồn tại là gì?

A. Góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm giàu có về tri thức, tinh tế về tâm hồn.
B. Giúp cho người đọc càng yêu thêm quê hương, xứ sở, tự hào về văn hoá dân tộc, và biết đau nỗi đau mất nước.
C. Thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lại những ràng buộc lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân, ca ngợi tình yêu và hạnh phúc chính đáng của con người.
D. Tất cả các ý.

10. Hạn chế cơ bản của văn học lãng mạn là gì?

A. Không thể hiện được vai trò tiên phong trong công cuộc chống lại sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá nước ngoài.
B. Nội dung thường xoay quanh cuộc sống cá nhân, ít quan tâm đến vấn đề xã hội.
C. Đề cao cái tôi cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
D. Xa lánh đời sống xã hội chính trị của đất nước, thường trốn vào nơi xa xăm khuất nẻo tâm hồn và đi đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

11. Tác phẩm nào sau đây không thuộc về khuynh hướng văn học lãng mạn?

A. Nửa chừng xuân (Khái Hưng) B. Thơ thơ (Xuân Diệu)
C. Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) D. Lửa thiêng (Huy Cận)

12. Tác phẩm nào sau đây không thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực?

A. Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)
B. Những sáng tác của nhóm Tự lực Văn đoàn.
C. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)
D. Chí Phèo (Nam Cao)

13. Phong trào Thơ mới ra đời vào những năm nào sau đây?

A. Đầu những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX.
C. Đầu những năm 40 của thế kỉ XX.
D. Đầu những năm 50 của thế kỉ XX.

14. Dòng nào sau đây là giá trị tư tưởng của văn học lãng mạn?

A. Diễn tả nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân bị bóc lột bởi thực dân và cường hào ác bá.
B. Các tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo và khắc hoạ sinh động hiện thực đau thương của dân tộc bị nô lệ.
C. Giúp cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, giúp họ thêm yêu quê hương, xứ sở, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hoá lâu đời của dân tộc, biết buồn đau và tủi nhục trước cảnh mất nước.
D. Vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến.

15. Hoài Thanh và Hoài Chân là đồng tác giả của cuốn sách nào dưới đây?

A. Văn học khái luận B. Nhà văn hiện đại
C. Việt Nam thi nhân tiền chiến D. Thi nhân Việt Nam

16. Tác giả nào sau đây không phải là cây bút của phong trào “Thơ Mới” giai đoạn (1932-1945)?

A. Thế Lữ B: Lưu Trọng Lư
C. Tố Hữu D. Hàn Mặc Tử

17. Tác giả nào sau đây không phải là nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945?

A. Ngô Tất Tố B. Nam Cao
C. Vũ Trọng Phụng D. Hoàng Đạo.

18. Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

A. Vi hành B. Ngục trung nhật kí
C. Ngục Kon Tum D. Con rồng tre

19. Thể loại văn học nghệ thuật nào từ phương Tây lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam?

A. Kịch nói B. Tiểu thuyết
C. Tuỳ bút D. Truyện ngắn

20. Tác giả nào được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là “người của hai thế kỉ”?

A. Phan Bội Châu B. Tố Hữu
C. Xuân Diệu D. Tản Đà

21. Tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh được sáng trong hoàn cảnh nào?

A. Bị thực dân Pháp bắt giam ở Hương Cảng.
B. Viết lúc đang hoạt động ở PắcPó - miền Tây Bắc Tổ quốc. 
C. Viết từ cảng Nhà Rồng và những ngày lênh đênh trên một chiếc tàu sang Pháp.
D. Viết lúc bị Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây Trung Quốc.

22. Đối tượng được đề cập nhiều nhất trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là những ai?

A. Cường hào và thực dân pháp.
B. Thực dân và phong kiến
C. Tư sản mại bản và địa chủ
D. Nông dân nghèo và trí thức nghèo

23. Nhân tố quyết định dẫn đến việc phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8-1945 là gì?

A. Do các trí thức ảnh hưởng sự học phương Tây.
B. Do nhu cầu giải phóng dân tộc.
C. Do tự thân vận động của nền văn học dân tộc.
D. Do sự nhận thức phải đổi mới của người cầm bút.

24. Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
B. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
C. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
D. Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

25. Tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

A. Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc
B. Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây
C. Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…
D. Tất cả các đáp án trên

26. Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là

A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước
B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước
C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu
D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường

27. Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng

A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.
B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa
C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu
D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã

Đáp án trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 16

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
D
A
D
D
C
C
B
D
D
C
B
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
B
C
D
C
D
C
A
D
D
D
C
D

25

26

27

D

C

C

VnDoc đã giới thiệu tới các em Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 16: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng tám 1945. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn luyện và đạt kết quả cao. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com nời các em học sinh cùng tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm