Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

Cảm xúc của em về một đoạn thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (9 mẫu)

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 1

(1) Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, khổ thơ cuối đã để lại cho em nhiều tình cảm và suy nghĩ nhất. (2) Với một bài thơ mang đậm chất tự sự, khổ thơ cuối tương đương với phần kết bài. (3) Ở đây, nhà thơ Xuân Quỳnh khéo léo sử dụng khổ thơ để mở ra một cái kết mở, gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được kéo dài vô tận. (4) Hình ảnh so sánh cái bảng và cái chiếu, cùng sự liên tưởng thú vị về nguồn gốc của viên phấn đã đánh dấu sự bắt đầu của tiết học, thu hút sự chú ý của người đọc. (5) Trên bục giảng, thầy giáo nhắc về bài học “Chuyện loài người” cũng tương đồng với mạch diễn biến của bài thơ. (6) Bởi trẻ em đã được sinh ra, bế bồng, yêu thương và học tập, thì tất yếu sẽ bắt đầu trên bước đường ngày càng trưởng thành hơn, xây dựng nên nền văn minh của loài người. (7) Câu chuyện đó, sẽ do chính các em nhỏ tự viết nên, tùy theo sự tưởng tượng và hành động của mỗi người.

Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 2

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người chính là đoạn thơ cuối cùng. Tác giả miêu tả cái bảng to bằng cái chiếu, còn viên phấn thì được tạo ra từ đá. Cách lí giải nguồn gốc của viên phấn thật đơn giản, ngộ nghĩnh theo suy nghĩ của trẻ thơ. Sau đó, hình ảnh người thầy giáo xuất hiện trên bục giảng, viết thật to dòng chữ “Chuyện loài người”. Dòng chữ ấy được viết trước tiên, báo hiệu nội dung bài học được dạy sẽ là chuyện về nguồn gốc của loài người. Điều đó khiến bài thơ không hề khép lại, mà mở ra với một câu chuyện mới. Câu chuyện ấy lại vòng về khổ đầu của bài thơ Chuyện cổ tích loài người, khi Trái Đất vừa sinh ra. Cách kết thúc ấy tạo thành một vòng lặp vô tận cho toàn bài thơ. Từ đó, tạo ra nét thú vị đặc biệt, khiến em đặc biệt ấn tượng và yêu thích khổ thơ cuối này.

Viết 5-7 câu thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 3

Khổ thơ thứ 4 của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là khổ thơ mà em thuộc nhất và yêu thích nhất. Khổ thơ mang giai điệu như một lời ru của mẹ, chứa chan tình yêu thương. Mẹ xuất hiện, để bế bồng và chăm sóc, để dìu dắt con lớn lên. Điệp ngữ “từ” được lặp lại liên tiếp, tạo thành một điệp khúc kéo dài, ngân vang, vỗ về đứa trẻ đi vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ ấy là một thế giới ấm áp và yên bình, nơi chỉ có mẹ mới có thể mang đến. Chính những cảm xúc ấy đã khiến em yêu thích khổ hơ này nhất trong toàn bộ bài thơ. Bởi nó gợi cho em những tình cảm trìu mến, yêu thương về người mẹ tuyệt vời của mình.

Đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 4

Ở bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em rất thích khổ thơ thứ hai. Hình ảnh mặt trời “nhô” lên cao rất hay và tinh tế. Từ “nhô” giúp lột tả được sự hiện diện chầm chậm, chiếu sáng từng chút theo cả quá trình của mặt trời, chứ không phải bỗng nhiên xuất hiện ở trên cao. Đồng thời, từ nhô cũng cho thấ y nét trẻ con, tinh nghịch của mặt trời. Nó cũng như một đứa trẻ thơ lần đầu đến với thế giới này. Hình ảnh ngộ nghĩnh ấy khiến mặt trời như một người bạn được cử đến với sứ mệnh chiếu sáng cho trẻ em. Theo đó, thiên nhiên cũng được “trẻ em hóa” theo cái nhìn của những đứa trẻ. Khổ thơ nhờ chi tiết ấy mà trở nên đặc sắc và ấn tượng.

Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 5

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 6

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

Thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 7

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

Cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người Mẫu 8

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em đặc biệt thích thú với khổ thơ thứ ba. Tuy không dài, nhưng khổ thơ đã giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình mẹ - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Người mẹ xuất hiện, chính bởi vì trẻ cần được yêu thương, cần được vỗ về, cần được chở che. Mẹ đã cho chúng ta tình yêu thương qua những cái bế bồng, những lời ru ầu ơ. Trong biển tình thương ấy, mẹ đem về cho trẻ cả một thế giới rộng lớn diệu kì. Điệp từ “từ” được lặp lại nhiều lần, với các hình ảnh tươi mới, rực rỡ: cái hoa, cánh cò, vị gừng, cơn mưa, bãi sông… Từ khổ thơ, em cảm nhận được sự quý giá, cao cả và quan trọng của người mẹ đối với người con. Thật khó để những đứa trẻ có thể lớn lên, mà thiếu đi tình thương ấm áp ấy.

Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người mẫu 9

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em đặc biệt thích thú với khổ thơ thứ ba. Tuy không dài, nhưng khổ thơ đã giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình mẹ - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Người mẹ xuất hiện, chính bởi vì trẻ cần được yêu thương, cần được vỗ về, cần được chở che. Mẹ đã cho chúng ta tình yêu thương qua những cái bế bồng, những lời ru ầu ơ. Trong biển tình thương ấy, mẹ đem về cho trẻ cả một thế giới rộng lớn diệu kì. Điệp từ “từ” được lặp lại nhiều lần, với các hình ảnh tươi mới, rực rỡ: cái hoa, cánh cò, vị gừng, cơn mưa, bãi sông… Từ khổ thơ, em cảm nhận được sự quý giá, cao cả và quan trọng của người mẹ đối với người con. Thật khó để những đứa trẻ có thể lớn lên, mà thiếu đi tình thương ấm áp ấy.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
567
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Pojecxion
    Pojecxion

    bài này có 2 khổ thôi mà, khổ 3 ở đâu ra vậy

    Thích Phản hồi 15/10/23
    • dung nguyen
      dung nguyen

      có 2 phần và 6 hay 7 khổ gì đó

      Thích Phản hồi 18/10/23
    • Phạm Thị Ngọc Anh
      Phạm Thị Ngọc Anh

      Đây là đề bài của chương trình lớp 6. Tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) trong SGK lớp 6 có 6 khổ thơ.

      Thích Phản hồi 18/10/23
  • Anhhang Tran
    Anhhang Tran

    2 phần



    Thích Phản hồi 19/10/23
    • Huy Long Nguyễn
      Huy Long Nguyễn

      Ngu à 6 khổ

      Thích Phản hồi 19/10/23
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Văn mẫu lớp 6 KNTT

      Xem thêm